Như bài trước trong album "Lịch sử phong kiến Việt Nam" mình viết, ta có thể thấy đời cha Trần Quốc Tuấn là ông Trần Liễu quá đen, đen như đêm 30 mà còn cúp điện. Đã bị em trai cướp vợ rồi lại bị chú vu cho tội phản nghịch. Trần Liễu ức chế lắm nhưng bất lực, quyết hy sinh đời bố, củng cố đời con. Ông tìm khắp thiên hạ xem có thầy nào giỏi thì về dạy kèm, dạy thêm, dạy phụ đạo cho Quốc Tuấn, chỉ với một mục đích mà ông trăn trối:
-Bố tốn bao nhiêu tiền mời gia sư đào tạo mày. Sau này mày mà không làm hoàng đế thì bố hiện hồn về bóp cổ nghe con.
Đùa thôi, nguyên văn như sau:
-Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Trần Quốc Tuấn mặt mũi nam tính khôi ngô, lại thông minh sáng dạ nên những gì được dạy cậu tiếp thu rất nhanh, trở thành học sinh xuất sắc giỏi cả văn lẫn võ. Sinh ra ở Thăng Long nên có thể gọi là trai Hà Nội. Duy chỉ có một khuyết điểm là si tình. Cậu chết mê chết mệt công chúa Thiên Thành, nhưng mà người ta sắp lên xe hoa rồi. Tuấn thở dài:
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về sẽ luyện lại võ công
Tập cho thành thạo liên hoàn cước
Ðể đá chồng em đêm động phòng.
Không biết mưu đồ này có thực hiện được không chứ chuyện nửa đêm Tuấn trèo tường vào chỗ công chúa là có thật. Mà hiện tại công chúa đang ở nhà bố chồng, mai là đám hỏi rồi. Mẹ nuôi của Tuấn biết chuyện liền ôm đầu gào lên:
-Giời ơi là giời, Tuấn nhi ơi là Tuấn nhi, vợ người ta mà con. Người ta bắt được là đánh chết!
Bà cũng đến bó tay với cha con nhà này, sống hết mình vì tình dễ sợ. Ông cha thì dẫn quân đánh thành Thăng Long để đòi lại vợ, ông con thì nửa đêm vượt rào đi thăm người yêu. Con dại cái mang, bà chạy ù vào cung điện kêu cứu vua. Trần Cảnh nghe tin liền cho quân đến tìm thằng cháu trẻ trâu thì quả nhiên cu Tuấn ở đó thật. Sáng hôm sau mẹ nuôi Quốc Tuấn đem 10 mâm vàng đến xin vua cho con mình lấy vợ. Trần Cảnh hết cách đành phải đồng ý. Ông thanh toán tiền bạc, bồi thường chi phí hôn lễ cho chú rể hụt kia. Thế là Tuấn được lấy người trong mộng.
Thanh niên Trần Quốc Tuấn tuy trong tình trường rất manh động, nhưng trong công việc thì vô cùng nghiêm túc. Gia đình nhà ông với gia đình nhà vua vốn không ưa nhau từ vụ cha ông bị vua cướp vợ. Ông không hề ưa hoàng tử Trần Quang Khải. Nếu như Quốc Tuấn là Harry Potter thì Quang Khải là Draco Malfoy. Địa vị cao quý, gia thế hoàng tộc Kenny Sang, tiền xài không hết, con vua mà lại. Bất hòa cá nhân giữa hai người trở thành một hiểm họa sâu sắc. Nhận ra điều này, Trần Quốc Tuấn chủ động tìm cách giải hòa. Ông rủ Trần Quang Khải đi thuyền chơi cả ngày mới về. Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:
"Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho thượng tướng". Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được quốc công tắm rửa cho".
Từ đó tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn nồng. Điều này giúp ích rất nhiều trong công cuộc đánh Mông Cổ, nhất là khi hai ta về một nhà. Cá nhân tôi thì vẫn thấy có gì đó sai sai ở đây =)).
Lần thứ nhất đánh Mông Cổ thực sự là thử thách lớn với vị tướng trẻ Trần Quốc Tuấn. Đây là một đạo quân từng cày cả lò châu Âu lẫn Hồi giáo lên. Vua tôi nhà Trần khi đó ảo tưởng sức mạnh, ỷ có voi lớn nên quyết định chơi tay bo với Mông Cổ luôn. Kết quả là bị đội kỵ binh hùng bá thế giới đập cho te tua ở Bình Lệ Nguyên, phải bỏ cả Thăng Long mà chạy. Về sau thì phe ta dùng kế vườn không nhà trống hại não quá, Mông Cổ nó chịu vì chưa gặp kiểu đánh lộn như này bao giờ. Thế là mình ăn trận đầu. Sau chiến thắng này Trần Quốc Tuấn mở các trường dạy võ toàn quốc để đào tạo ra một dân tộc chiến binh, cả nước đều là những người lính, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi có biến.
Quả nhiên 27 năm sau Mông Cổ phục thù, kỳ này còn mạnh hơn xưa rất nhiều. Nó không đánh từ phía bắc xuống nữa, mà đi thuyền vượt biển đông rồi... đánh từ phía nam lên. Nói chung xâm lược cũng rất có tâm, vô cùng chịu khó :)). Trần Quốc Tuấn đọc Hịch tướng sĩ để bơm tinh thần cho anh em. Đại khái là mấy ông ạ, mấy ông đang sống trong cảnh sung sướng thì ráng mà đánh giặc, để mất nước là toi hết. Rồi ông cho quân đi giữ các nơi hiểm yếu. Mọi người nghe Hịch tướng sĩ xong máu dồn lên não, xăm hai chữ Sát Thát lên tay, thề chơi khô máu với quân giặc. Nhưng lần này Mông Cổ quá bá, sức mạnh hủy diệt như sóng thần. Quân Trần vỡ vụn trước sức càn quét dữ dội của địch.
Trần Quốc Tuấn lên ngựa chạy, giặc phía sau đuổi gấp. Khi gần tuyệt vọng thì ông thấy Yết Kiêu vẫn còn kiên nhẫn đứng trên biển đợi mình. Ông kêu to:
-Yết Kiêu, cứu ta!
-Chúa công mau lên thuyền!
Trần Quốc Tuấn tung mình khỏi lưng ngựa, Yết Kiêu vươn tay ra cầm chặt lấy tay ông kéo lên. Quân Mông Cổ tức tối bắn tên nhưng hai người đã đi xa rồi.
Về sau là những màn rượt đuổi gay cấn giữa Mông Cổ và hoàng tộc nhà Trần. Vua tôi dắt nhau đi phượt gần như hết cả miền bắc. Mấy lần suýt bị tóm nhưng lại may mắn chạy thoát đầy hú vía. Nhìn lại thì tổ quốc mỗi ngày lại mất thêm một đống đất. Thăng Long cũng mất luôn. Để thử lòng, vua giả vờ hỏi Trần Quốc Tuấn có nên đầu hàng không, nó kinh thế đánh sao lại mà đánh. Quốc Tuấn chỉ nói vỏn vẹn một câu:
-Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng.
Vua Trần thảng thốt:
-Cái gì vậy ông Tuấn? Ông vẫn còn muốn chiến hả? After all this time?
Trần Quốc Tuấn khảng khái:
-Always.
Trước thế quân Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Quảng Ninh. Lúc ấy nhà vua đang phiêu dạt, lại còn mối thù cũ của Trần Liễu nên có nhiều người nghi ngại Quốc Tuấn nhân cơ hội này sẽ làm phản. Trần Quốc Tuấn đi theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn cũng trừng mắt lại “nhìn cái nồi chứ nhìn”. Ông liền rút đầu sắt nhọn vứt bỏ, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lời cha trăn trối lúc lâm chung, ông để trôi theo dòng nước.
Đây thật sự là một thời khắc khó khăn của Quốc Tuấn vì hàng loạt tôn thất nhà Trần không chịu nổi nhiệt đã ra đầu hàng Mông Cổ. Nhưng Quốc Tuấn là người như thế nào mà anh muốn bắt nạt là bắt nạt? Ông có bản lĩnh phi thường, soái ca trong tất cả soái ca, và ông đã có kế phá địch trong tay. Thực sự kế này vận hành trơn tru như một cỗ máy được lập trình hoàn hảo. Team Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật phối hợp ăn ý, đã có một pha lật kèo ngoạn mục. Đánh cho Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mà chạy về nước.
Lần thứ ba Mông Cổ xâm lược thì ông có kinh nghiệm rồi nên chỉ phán “Easy”, “Năm nay đánh giặc nhàn”. Kỳ này không chơi vườn không nhà trống nữa, nhàm rồi, ngồi trong Thăng Long thủ luôn mới gọi là dân chơi! Rồi Quốc Tuấn cho quân đi đốt lương thực địch. Trên chiến trường thì lính là xe, mà lương là xăng. Hết xăng thì xe khỏi chạy, đơn giản vậy thôi. Đến khi giặc đói quá chịu không nổi phải rút thì ông phản công. Một trận địa cọc dày đặc được setup ở sông Bạch Đằng. Trận thủy chiến huyền thoại của Ngô Quyền ngày xưa lại được tái hiện một lần nữa.
Giờ G đã đến, thuyền Mông Cổ bị thuyền nhà Trần dụ vào tử địa. Bãi cọc nhô lên sắc nhọn xuyên thủng đáy thuyền như thịt nướng BBQ. Tướng Ô Mã Nhi kinh hoàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bắt. Tuy nhà Trần nói là thả hắn về nước nhưng rất căm thù chuyện Ô Mã Nhi phá hoại lăng tẩm tổ tiên mình, nên đã ngầm cho người đục thuyền và hắn chết đuối.
Chiến thắng lần thứ ba trước đội quân hùng mạnh này đã chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng xâm lăng Đại Việt của họ và đưa tên tuổi cậu bé Tuấn si tình ngày nào lên hàng vĩ nhân của thế giới. Mông Cổ gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Ông là một thiên tài quân sự lỗi lạc của dân tộc mà phải đến 500 năm sau mới có vua Quang Trung sánh ngang. Nhân dân kính ngưỡng gọi ông là “Đức Thánh Trần”. Trần Quốc Tuấn đã có những năm tháng cuối đời sống an nhàn tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ông mất 12 năm sau chiến thắng Bạch Đằng.