Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Những cuộc phiêu lưu của Nguyễn Huệ - Phần 1: Tây Sơn khởi nghĩa

Chia sẻ
Tây Sơn

Các chúa Nguyễn đều là những người nhân từ, tốt bụng, luôn cố gắng đem lại những điều tốt nhất cho xứ Đàng Trong của họ. Nhân dân rất yêu mến nên mới gọi thân mật là chúa Tiên, chúa Sãi, chúa Thượng. Vậy mà xui một cái là cai trị đến đời thứ tám lại xuất hiện một thằng họ ngoại là Trương Phúc Loan. Thằng này cực ác, Đàng Trong từ một xứ sở thần tiên trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận là do nó. Vàng bạc trong nhà Trương Phúc Loan bày ra sáng chóe cả sân. Hắn cũng là kẻ đã giết cha Nguyễn Ánh và đồng thời là nguyên nhân chính của khởi nghĩa Tây Sơn.

Lúc bấy giờ ở ấp Tây Sơn có ba anh em Nhạc Huệ Lữ đang theo học sư phụ Trương Văn Hiến. Ông dạy họ đủ thứ từ côn quyền đến binh pháp. Nhạc là dân buôn bán nên đầu óc ranh mãnh, Huệ thì dũng cảm hùng hổ, còn Lữ thì hiền lành, chỉ thích tập võ chứ không nuôi mộng lớn như hai anh. Ba anh em giỏi võ đến mức sáng tạo ra phái Tây Sơn Bình Định còn đến ngày nay. Ông Trương Văn Hiến thấy thế bèn vỗ vai ba người rồi phán:

-Tây khởi nghĩa, Bắc thu công!

Ý khuyên họ giỏi vậy thì nên làm sự nghiệp to tát để lưu danh muôn đời, chứ quanh quẩn ở cái ấp bé nhỏ này làm gì. Thế là khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ với danh nghĩa là tiêu diệt tên ác ôn Trương Phúc Loan.

Mình sẽ không đi sâu vào chi tiết vì dài lắm, nhưng đại khái là rất đông người theo Tây Sơn vì cái khẩu hiệu của họ: “công bằng, không tham nhũng, và chỉ cướp của của người giàu, giúp người nghèo.” (fair, no corruption, only looting the rich, and help the poor)

Người trần nhìn thấy ba Nguyễn tướng,
Có chăng nghe rõ chữ Tây Sơn?

Buổi đầu thì nghĩa quân Tây Sơn đúng chuẩn Robin Hood luôn. Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại Tây Sơn tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong. Họ vào nhà giàu, nếu đem nộp ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo. Họ chỉ giữ gạo và lương thực mà thôi.

Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ. Sau này lên nắm quyền thì mới bắt đầu áp dụng các chế độ bắt lính và lao động khắc nghiệt tàn bạo, nhưng đấy là chuyện về sau. Mình rạch ròi, cái gì ra cái đó. Đọc sử đa chiều là vậy, cái gì tốt thì khen, cái gì xấu thì tìm hiểu tại sao nó như vậy.

Quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân khiêng đến giao nộp. Nửa đêm ông phá cũi, cùng quân trá hàng và quân bên ngoài phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn chịu nhiều luật lệ mất dạy do Trương Phúc Loan đặt ra nên đã quay sang ủng hộ tài chính cho ba anh em. Quy Nhơn chính là “đất tổ” của triều đại Tây Sơn, thành ra sau này mỗi lần để mất Quy Nhơn là họ luôn cố sống cố chết chiếm lại nó.

Khởi nghĩa Tây Sơn đối với Trương Phúc Loan giống như một khối ung thư quái ác. Bắt đầu từ một cái u nhỏ ở Quy Nhơn bắt đầu di căn nhanh chóng khắp xứ Đàng Trong. Quân Nguyễn đã cố gắng cầm cự và giữ được Tây Sơn ở Phú Yên, không cho lan tiếp xuống miền nam. Lúc đó một sự kiện không ai ngờ tới xảy đến: họ Trịnh ra tay!

Sau 100 năm hòa bình với họ Nguyễn, họ Trịnh chính thức tham chiến. Chúa Trịnh Sâm cho lão tướng Hoàng Ngũ Phúc xuất quân chinh phạt phương nam, cũng lấy cớ tiêu diệt Trương Phúc Loan luôn. Cả họ Nguyễn ở Phú Xuân nghe tin này nhốn nháo hết cả lên. Trước mặt có quân Trịnh, sau lưng có quân Tây Sơn, bị đánh hai mặt thì chạy kiểu gì bây giờ??? Họ bắt Trương Phúc Loan giao nộp quân Trịnh để mong lui quân. Nhưng đấy chỉ là cái cớ. Quân Trịnh cần Trương Phúc Loan làm quái gì, họ cần cả xứ Đàng Trong cơ!

Họ Nguyễn buộc lòng phải bỏ kinh đô Phú Xuân vượt biển chạy tuốt vào Sài Gòn. Cậu bé Nguyễn Ánh sợ quá khóc rưng rức. Cậu chưa đủ lớn để hiểu tại sao gia tộc mình lại gặp biến cố khủng khiếp này. Cậu bé ngây thơ đâu biết rằng ngày sau chính cậu là chân mệnh thiên tử, gánh cả trách nhiệm phục hưng gia tộc lên đôi vai khi mọi người đều đã chết.

Quân Trịnh chiếm được thành Phú Xuân, đây là lần đầu tiên họ làm được điều này. Đang đà thắng thế thì họ vượt đèo Hải Vân đánh xuống miền nam luôn. Tự nhiên đến Quảng Nam thì quân Trịnh và quân Tây Sơn đụng nhau. Hai bên đều ngạc nhiên: “Mày là thằng nào? Tao đang đánh bọn Nguyễn mà? Mày ở đâu chui ra vậy mấy thằng sida kia???”

Dĩ nhiên là có đập nhau một trận để khẳng định số má rồi. Tây Sơn lúc đó mới thành lập nên dù sao vẫn yếu hơn một đội quân triều đình dày dạn, lại có danh tướng Hoàng Ngũ Phúc. Nguyễn Nhạc bế cmn tắc, giờ nếu đánh với cả Trịnh và Nguyễn thì Tây Sơn coi như xong phim. Cuối cùng Nhạc đành quy phục quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc nói:

-Anh cho Tây Sơn của chú làm tiên phong đi đánh quân Nguyễn. Chú đừng làm anh thất vọng nhá.

Nhiệm vụ đầu tiên Nhạc được giao là phải chiếm Phú Yên. Mặc dù vậy quân Trịnh vẫn đóng ngay sau đít để giám sát, như kiểu giám đốc coi nhân viên làm ăn như nào. Nếu Tây Sơn thành công thì không sao, còn nếu thất bại thì quân Trịnh sẽ tràn xuống hốt xác cả hai luôn. Nguyễn Nhạc thở dài, bèn nói với Nguyễn Huệ:

-Huệ, ca này khó, anh cho chú trổ tài.

-Tuân lệnh đại ca!

Nguyễn Huệ lúc bấy giờ mới 23 tuổi, trẻ măng, chưa có kinh nghiệm đánh trận. Nguyễn Nhạc tuy giao vậy nhưng cũng không yên tâm lắm. Ông lại tính liên kết với quân Nguyễn ở Phú Yên để bật lại thằng Trịnh. Thế nhưng chưa kịp nói thì Nguyễn Huệ đã… hạ xong Phú Yên rồi, lại còn tự mình lấy Ô Long Đao chém bay đầu tướng Nguyễn nữa. 

Hoàng Ngũ Phúc bất ngờ là Tây Sơn thắng quá nhanh quá nguy hiểm như thế nên không đánh nữa. Ít lâu sau thì quân Trịnh lui về miền bắc. Sau chiến thắng Phú Yên thì Nguyễn Huệ chính thức bước vào vũ đài lịch sử, tên tuổi lừng lẫy khắp giới giang hồ. Ông làm được một kỳ tích là trong vòng 7 tháng chiếm được toàn bộ Đàng Trong, giết được hai chúa Nguyễn, kết thúc 200 năm cai trị của dòng họ này.

Thế nhưng về sau quân Tây Sơn khi nam chinh đã lỡ tay tàn sát nhiều người vô tội, phá hủy nhiều đại đô thị. Dân miền nam hoàn toàn bị sốc, họ không hiểu tại sao Tây Sơn lại làm vậy. Đó là lý do rất nhiều người đặt niềm tin vào vương tử cuối cùng còn sót lại của gia tộc: Nguyễn Phúc Ánh. Họ lo tiền bạc cũng như ra sức che giấu cậu bé khỏi sự truy sát của Tây Sơn. Từ đây Tây Sơn cũng như Nguyễn Huệ đã tạo ra đối thủ lớn nhất trong đời họ.

Bài này chủ yếu nói vắn tắt về nguồn gốc khởi nghĩa Tây Sơn và sự sụp đổ của họ Nguyễn ở Đàng Trong, còn các chiến dịch về sau của họ như tiến ra Đàng Ngoài để tiêu diệt luôn chúa Trịnh xin nói ở các bài sau.


Xem tiếp phần 2: Con Sói cô độc

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc