Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà Lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà Lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Bạch mã hoàng tử Lý Long Tường - niềm tự hào người con đất Việt.


lý long tường
Hoàng tử Lý Long Tường sinh vào năm 1174, là con vua Lý Anh Tông và hiền phi Lê Mỹ Nga.

Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần. Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý (cái này mình sẽ nói chi tiết trong các bài sau), buộc họ Lý đổi qua họ Nguyễn, đày họ đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc.

Để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời vua Lý Thái Tổ cùng 6000 gia thuộc từ Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão dạt vào bờ biển phía tây Cao Ly, tức Triều Tiên-Hàn Quốc ngày nay.

Tương truyền rằng vua Cao Ly nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân. Tại đây Lý Long Tường trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn và Giảng võ đường dạy võ. Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người.

Năm 1232, Đại hãn Mông Cổ Oa Khoát Đài đem quân tiến đánh Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Quân Nguyên Mông vượt biển tiến đánh Hoàng Hải nhưng bị Lý Long Tường lãnh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Khi ra trận, hoàng tử họ Lý thường cưỡi ngựa trắng xông pha rất oai phong nên nhân dân gọi ông là Bạch Mã Tướng Quân.

Năm 1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Lý Long Tường lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng và chiến thắng. Sau chiến công này, vua Cao Ly phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Tướng Quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là Thụ hàng môn và vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công ông. Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường lên đỉnh núi ngồi trông về cố hương Đại Việt mà khóc, nơi ấy gọi là Vọng quốc đàn.

Hiện nay, nhiều người thuộc dòng họ Lý Hoa Sơn sống ở Triều Tiên. Còn tại Hàn Quốc, hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường có nhiều người thành danh như ông Lý Thường Tuấn là Chủ tịch tập đoàn Golden Bridge đang làm ăn ở Việt Nam, ông Lee Hee Boem là cựu Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Lee Chang Kem là Chủ tịch tập đoàn lớn kinh doanh ở Việt Nam…

Năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, Lý Thừa Vãn (Lee Sung Man), Tổng thống Đại Hàn đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt, hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường.

Năm 1994, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và là hậu duệ đời thứ 26 của Lý Long Tường, qua Việt Nam, tìm đến từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để bái tổ tiên.

Năm 1997 khi vừa từ Việt Nam về Hàn Quốc ông sinh con trai liền đặt tên đứa bé là Lý Việt Quốc. Hiện nay Lý Xương Căn đã định cư và nhập quốc tịch Việt Nam.

------

Ngoài Lý Long Tường là ông tổ họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc và Triều Tiên, tại đây còn có một họ Lý gốc Việt khác mà ông tổ là Lý Dương Côn con nuôi của Vua Lý Nhân Tông. Năm 1150, Đô đốc Thủy quân Lý Dương Côn đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tị nạn để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.

Hậu duệ của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Ui Min) trở thành nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao Ly.
Chi tiết

Lý Thường Kiệt là một hoạn quan?

lý thường kiệt
Cho đến nay, điều có thể khẳng định chắc chắn, Lý Thường Kiệt là một hoạn quan.

Sách Việt điện u linh chép rằng: "Vì ông có dáng mặt đẹp nên mới tịnh thân mà sung vào chức Hoàng môn chỉ hậu". Nhưng còn nguyên nhân vì sao thì chưa rõ. Sau này ông được đổi sang họ vua vì lập đại công.

Lý Thường Kiệt là người vô cùng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam vì bốn điều:

-Hoạn quan mà làm đến chức tể tướng, chỉ sau "đại ca" vua mà thôi.

-Hoạn quan mà cầm quân đánh giặc như thần (sau này còn có Hoàng Ngũ Phúc, Lê Văn Duyệt). Tát vỡ mặt hai thằng trẻ trâu chuyên ăn hiếp Việt Nam thời bấy giờ là Tống và Chiêm. Hấp diêm thằng Tàu ở sông Như Nguyệt, và vào tận kinh thành Chiêm bắt vua Chế Củ, buộc hắn phải dâng đất 3 châu cho nước ta.

-Tác giả bài tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Trước đó Việt Nam chưa bao giờ dám vỗ ngực tuyên bố với thiên triều Tàu khựa rằng "nước nam là của dân tộc chúng tao chứ éo phải quận Giao Chỉ của bọn mày, CÚT!"

-Lý Thường Kiệt là vĩ nhân Việt Nam DUY NHẤT cho đến bây giờ dám dẫn quân "xâm lược" Trung Quốc để dằn mặt, cụ thể là Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu. Chỉ có một từ để nhận xét ông: bá đạo. Nói thật khi đọc tới đoạn này mình rất khoái và hả hê.

Tuy Lý Thường Kiệt không phải là một người đàn ông hoàn chỉnh, nhưng khí phách và những chiến công ông làm được cũng khiến tất cả những người đàn ông hoàn chỉnh khác nể phục.
Chi tiết

Chuyện vua Lý Công Uẩn

ly cong uan

-Đây là nơi tốt nhất cho đứa bé. Khi nó lớn lên trụ trì Lý Khánh Văn có thể giải thích cho nó hiểu. Tôi đã viết cho ông ấy một lá thư.

-Một lá thư?

Người chồng lập lại yếu ớt, băn khoăn nói tiếp:

-Phạm Thị, bà thật sự tin là bà có thể giải thích mọi chuyện trong một lá thư à? Mấy người trong cái chùa Cổ Pháp này sẽ không bao giờ hiểu đứa bé! Nó sẽ nổi tiếng - như một huyền thoại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau này người ta gọi ngày hôm nay là ngày của nó: sẽ có sách viết về nó. Mọi đứa trẻ trong thế giới chúng ta rồi sẽ biết đến tên nó!

-Đúng vậy.

Phạm Thị nghiêm túc nói rằng:

-Nhiêu đó cũng đủ hại đầu óc bất cứ đứa trẻ nào. Nổi tiếng trước cả khi biết đi biết nói! Nổi tiếng về những điều mà nó cũng không thể nhớ được! Ông không thấy là tốt cho nó hơn biết bao nếu nó lớn lên ngoài vòng bao phủ của tiếng tăm, lớn lên một cách bình thường cho đến khi nó đủ lớn để làm chủ được điều đó sao?

Người chồng lại há hốc miệng thay đổi ý kiến, nuốt vô, ngậm miệng lại rồi nói:

-Mới sinh ra trong lòng bàn tay của nó đã có bốn chữ “sơn hà xã tắc”. Nó có chân mệnh thiên tử, bà không thể đem vua bỏ vào chùa được.

-Tôi quyết rồi.

Ông chồng bất lực, đành nghe theo vợ, ông nói:

-Tôi đi kiếm nước uống một chút, khát quá.

Rồi ông bỏ đi trong đêm tối, đi hoài không thấy trở lại, bà đợi lâu quá, đành đứng dậy đi kiếm chồng. Bà bồng đứa bé đến cửa chùa Cổ Pháp, nhẹ nhàng đặt nó xuống bậc cửa, lấy trong áo trùm ra một lá thư, nhét lá thư dưới lớp chăn quấn quanh đứa bé, rồi trở lại đứng lặng cả phút nhìn cái bọc chăn tã đang ấp ủ đứa bé. Vai bà run lên từng chập, mắt chớp chớp liên tục, và cái tia sáng lấp lánh thường loé lên từ đôi mắt bà cũng dường như tắt ngóm. Bà ngậm ngùi nói:

- Chúc con may mắn, Công Uẩn.

Một luồng gió thoảng qua những hàng rào cây xanh của ngôi chùa Cổ Pháp ở Bắc Giang. Ngôi chùa ngăn nắp và những hàng rào cắt xén ngay ngắn ấy là nơi cuối cùng mà người ta có thể mong đợi một chuyện kỳ lạ xảy ra. Lý Công Uẩn trở mình trong cuộn chăn mà không thức giấc. Một nắm tay nhỏ xíu của bé đặt trên lá thư sát bên mình, và bé ngủ tiếp, không hề biết là vài giờ đồng hồ nữa Lý Khánh Văn sẽ đánh thức bé dậy bằng một tiếng hét thảng thốt khi ông mở cửa để quét sân. Đứa bé cũng không biết là mình sẽ trở thành món đồ chơi của mấy chú tiểu, bị bọn nó tha hồ ngắt véo trong vài tuần lễ sau đó. Đứa bé không hề biết gì về những điều đó trong lúc này, cái lúc này mà khắp nơi trên cả nước, tiệc tùng linh đình đang diễn ra, người người đều nâng ly chúc tụng: “Uống mừng Lý Công Uẩn! Đứa bé vẫn sống!”

---

-Con hư lắm, ai cho ăn vụng oản?

Trụ trì Lý Khánh Văn mắng Công Uẩn té tát. Ông sai cậu đem oản lên cúng hộ pháp, nhưng thay vì nghe lời cậu lại khoét oản ăn luôn. Thế là đêm đó hộ pháp hiện về méc Lý Khánh Văn. Công Uẩn bị cha nuôi la thì trong lòng ức chế lắm. Cậu lập tức phi ngay lên chùa đánh hộ pháp, rồi viết mấy chữ sau lưng “Đày ba ngàn dặm”.

Đêm ấy hộ pháp lại hiện về rên với Lý Khánh Văn là “hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông”. Sáng hôm sau ông lên chùa kiểm tra thì có thấy mấy chữ ấy thật. Ông sai chú tiểu chà muốn khùng luôn mà chữ vẫn không trôi. Tới khi ông bó tay thì Lý Công Uẩn chỉ xoa nhẹ vài phát là chữ biến đi mất cả.

Lý Khánh Văn nuôi thằng cu Công Uẩn này từ nhỏ, nó đẹp trai lại thông minh nên ông thương lắm, nhưng mà nó phá quá, trùm trốn học nữa. Thế là sau đó ông gửi sang chùa Tiêu Sơn của anh trai mình là sư Vạn Hạnh để ổng kèm cặp giùm. Ai ngờ Lý Công Uẩn vẫn không bỏ được cái thói nghịch ngợm hồi còn sống trong chùa Cổ Pháp. Có lần sư Vạn Hạnh bực mình quá đem cậu trói ở cổng tam quan để dạy dỗ:

-Ta chẳng muốn trói con, nhưng phá quá ta đau đầu lắm, ở ngoài đây một đêm cho chừa nhé!

Nhưng Lý Công Uẩn đâu có sợ, vẫn lì lợm làm thơ:

Trời làm màn gối, đất làm chiên.
Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên.
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng.

Sư Vạn Hạnh nghe thấy thế, ông tấm tắc khen đứa bé này không phải người thường, lớn lên có thể gỡ rối phò nguy, làm minh chủ trong thiên hạ. Thế là ông ra sức dạy dỗ và lo toan cho Công Uẩn làm nên sự nghiệp lớn. Khi trưởng thành, Lý Công Uẩn quả thật trèo cao đến mức làm tới Điện tiền chỉ huy sứ nhà Tiền Lê, một chức võ tướng mà chỉ có người trong hoàng tộc mới được làm. Đây là bước đệm quan trọng để ông trở thành hoàng đế sau này.

---

Lý Công Uẩn khi nhỏ thì cực kỳ quậy, nhưng lớn lên thì đầm tính lại, làm quan rất hiền nên mọi người ai ai cũng mến. Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con trai tranh giành ngôi báu, Lê Trung Việt giành được ngôi, nhưng 3 ngày sau ông bị ám sát. Lý Công Uẩn đau lòng quá, ôm xác vua mà khóc tức tưởi, trong khi các quan còn lại chạy trốn hết ráo. Việc làm này có Lê Long Đĩnh chứng kiến và ông thực sự ấn tượng.

Lại nói thêm về Lê Long Đĩnh, ông vua này thì các bạn chắc là có nghe. Hồi nhỏ ai chả biết vua Lê Ngọa Triều, một ông vua ác không những hiếm có trong sử Việt Nam mà thậm chí là thế giới cũng khó ai bì. Người ta bảo chính Lê Long Đĩnh giết anh cướp ngôi. Lên làm vua thì giết người để giải trí.

Như theo Đại Việt sử ký toàn thư thì có lần một người mắc tội xử tử, vua bắt lấy cỏ tranh cuốn vào người rồi đốt, hoặc có lần sai tên hề lấy con dao thật cùn chém vào người tội nhân cho chết từ từ. Làm như vậy thì tội nhân phải kêu la thảm thiết đến vài ngày, nghe đã thấy thốn rồi frown emoticon. Tên hề còn chọc ghẹo rằng:

- Mày không quen chịu chết à?

Nhà vua thấy thế cũng cười to thích thú lắm. Tiếp, mỗi khi đi đánh trận, bắt được tù binh là nhà vua lại sai áp giải họ đến bờ sông. Khi nước thủy triều xuống thì sai làm cái lồng, đặt sẵn dưới nước cạn và nhốt tù binh vào đó để đến khi nước triều lên thì tù binh sẽ chết đuối. Lại cũng có khi ổng bắt tù binh phải trèo lên cây cao rồi sai người chặt cây cho ngã xuống mà chết y như cô Tấm =)). Có lần nhà vua đi chơi ở khúc sông có lắm thuồng luồng, bèn sai trói tù binh vào mạn thuyền, chạy qua chạy lại làm mồi cho thuồng luồng.

Trong cung chuẩn bị nấu món gì là nhà vua đều tự tay cắt tiết con đó rồi sau mới giao cho đầu bếp làm. Bá đạo hơn nữa là chuyện kê mía lên đầu bậc tu hành khả kính để róc mà ăn. Vua giả vờ lỡ tay, khiến dao phập vào đầu nhà sư làm máu chảy ra lênh láng. Vua thấy vậy thì cười ầm lên. Có lần còn sai làm thịt mèo để đãi các quan. Ông nào ăn xong cũng ói sạch. Rồi có lão kia làm món chả, nhà vua cũng cùng với mọi người chạy đến tranh ăn, nháo nhào như giật hàng giảm giá Black Friday. Ông nào giành ăn với vua thì các bạn tự tưởng tượng kết cục.

Trong công việc thì khi các quan có chuyện phải vào tâu thì vua lại sai những tên hề ra nói leo mọi lời của quan. Mà bạn biết mình đang gấp mà có thằng đứng cạnh nó cứ nhái mình thì bực đến mức nào, chỉ muốn cho cái chân vào mồm nó. Lê Long Đĩnh còn dâm tà đến độ kiệt quệ, ngồi không nổi nữa, chỉ có nằm mà thiết triều nên mới gọi là Ngọa triều.

Tôi thấy Lê Long Đĩnh qua ngòi bút của một số sử gia thì hắn không còn là người nữa, cần dĩa bay trả về hành tinh khác. Tôi cũng từng tin là vậy cho tới khi biết rằng Lê Long Đĩnh là người đã đem về hai bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh", là người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước Việt Nam. Mà kinh Đại Tạng là gì ? Đó là bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Đó là một pho sách vĩ đại được rất rất nhiều thế hệ cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao nguy hiểm gian nan để tập hợp và dịch thuật suốt 1000 năm ròng rã, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 mới xuất bản lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản in phải mất 12 năm vì hồi ấy làm quái gì có photocopy). Bốn thầy trò thánh Đường Tank phượt qua tận Tây Trúc, đối mặt với đủ thể loại hầm bà lằng Hồng Hài Nhi, Kim Sí Điểu, Ngưu Ma Vương… hình như cũng vì bộ kinh này.

Nói chung bộ sách đó không chỉ là tổng hợp các kinh Phật giáo mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể khốn nạn như được miêu tả ở trên? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi thỉnh kinh về cho Phật giáo, hết lòng quan tâm đạo Phật đến như thế, ông vua đó có thể nào lấy chặt mía trên đầu nhà sư không?

Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một đầu óc vượt xa thời đại mới biết xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. Tư duy kinh tế đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một ông vua ngu si lấy việc thiết triều làm trò cười có nghĩ ra được điều này không?

Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi ra lệnh đóng thuyền bè đi lại cho dân. Chưa kể còn đích thân 6 lần trực tiếp lên ngựa đánh trận, lần cuối cùng là 2 tháng trước khi chết. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc, phế vật tới nỗi không đi lại được mà phải nằm thiết triều thì liệu có thể làm được những chuyện anh hùng như vậy không? Nên tôi mới nói, nhiều khi sử cũng dìm hàng gớm lắm, chịu khó đọc nhiều nguồn để mình tự rút ra bài học.

Trở lại vụ Lý Công Uẩn ôm xác vua, Lê Long Đĩnh bắt gặp, thấy ông là người trung nghĩa bèn hết sức trọng dụng. Về sau Lê Long Đĩnh chết rồi, Lý Công Uẩn được sư Vạn Hạnh đưa lên ngôi. Vì ông là con rể vua Lê Đại Hành nên cũng xem là người hoàng tộc, thêm nữa tính tình Lý Công Uẩn cũng tốt nên chẳng ai có ý kiến hay muốn lật đổ. Ông đường đường chính chính lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại nhà Lý.

---

-Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, chúng ta nên chọn kinh đô mới.

Lý Công Uẩn bàn với các quan rồi sau đó tháng 7 thì tất cả lên đường khởi hành để dời đô. Khi thuyền vừa mới cập bến thành Đại La thì bỗng có một con rồng khổng lồ xé nước vọt lên. Con rồng to hùng vĩ đồ sộ, vảy vàng lấp lánh, phía sau có một dải cầu vồng. Ánh sáng huy hoàng tỏa ra khắp bốn phương tám hướng khi con mãnh long uốn mình theo vũ điệu của nó hướng lên trời cao. Thật là như hồ điệp xuyên hoa, như quần ma loạn vũ, như tinh tú cực quang, như phượng hoàng giáng thế. Con rồng khuất sau làn mây đã lâu mà mọi người vẫn chưa qua được cơn xúc động, cả triều đình ngơ ngác nhìn nhau như mới đẻ. Lý Công Uẩn buột miệng:

-Hư cấu quá…

Rồi ông đặt tên cho kinh đô mới của mình là Thăng Long. Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ vẫn trọng dụng các vị quan cũ của triều Tiền Lê, giữ nguyên những gì tốt đẹp mà triều Tiền Lê đã làm. Bên cạnh đó, ông còn là vị vua được lòng dân khi chuyện gì cũng nghĩ đến dân đầu tiên hết.

-Đấy, chỗ này các khanh chừa một lô để bán kem Tràng Tiền, còn chỗ này để xây Vincom Bà Triệu, trà chanh chém gió nhà thờ cho bọn teen thì từ từ, lo mấy cái quan trọng trước đã…

Lý Công Uẩn là vị vua anh minh, biết lo lắng làm sao cho người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tôi thực ra cũng muốn một lần hưởng cái thái bình dưới thời Lý Thái Tổ frown emoticon. Ông không chỉ yêu thương dân như con mà còn là người có tầm nhìn xa trông rộng nghĩ tới tương lai của Đại Việt qua việc chuyển kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La: "Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời".

Trước khi lâm chung ông dặn mọi người:

-Khi ta mất, không được xây lăng to đẹp bằng gạch đá mà chỉ cần đắp bằng đất để đỡ tốn tiền bạc của dân. Quân lính và thường dân nếu có thương nhớ vua thì cứ lấy đất đắp lên, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ mọc nhiều thì trâu bò sẽ có thức ăn trở nên béo khỏe, có sức cày ruộng cho dân. Đây cũng là nơi vui chơi của trẻ mục đồng, càng gần với vua, các em càng nhớ tới công ơn của các vị tiền nhân, sẽ trở thành người tốt.
Chi tiết

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc