Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh - Nguyễn phân tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh - Nguyễn phân tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Chuyện nàng Đặng Thị Huệ - người đàn bà khuynh đảo Đàng Ngoài

Đặng Thị Huệ

Nếu đã nói về Tống Thị rồi mà không nhắc đến Đặng Thị Huệ thì thật thiếu sót. Một nàng quậy banh Đàng Trong, một nàng phá nát Đàng Ngoài. Sở trường chung là biến mấy anh từ minh quân thành hôn quân vô đạo trong vài nốt nhạc. Đúng chuẩn cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” như mấy nàng Đắc Kỷ, Muội Hỷ, Bao Tự bên Tàu.

Đặng Thị Huệ sinh ra tại Gia Lâm (Hà Nội), cô bé nhà rất nghèo, hàng ngày phải hái chè để mưu sinh. Đó là lý do sau này người ta gọi là Bà Chúa Chè. Nàng xinh đẹp nên nhanh chóng được đưa vào phủ chúa. Ban đầu chỉ là nô tỳ vớ vẩn thôi. 

Một hôm Đặng Thị Huệ phải bưng khay hoa vào cho chúa Trịnh Sâm. Nàng nô tỳ mặt hoa mơn mởn, trang điểm nhẹ nhàng, mình liễu uyển chuyển, Trịnh Sâm trông thấy đã vội hỏi:

-Nàng tên gì?

-Dạ thưa, Đặng Thị Huệ.

Nói rồi, đôi mắt long lanh ướt át nhìn phớt vào cặp mắt chàng. Bốn mắt đưa lên, rồi bốn hàng mi lại rũ xuống, rồi lại bắt gặp nhau lần nữa, khiến cho chúa Trịnh ngẩn ngơ như chìm vào cõi mộng, y hệt bị thu hồn đoạt phách. Ôi cặp mắt ấy, đâu khác gì sóng nước hồ thu đưa thuyền tình. Trịnh Sâm đờ đẫn nắm lấy tay Đặng Thị Huệ kéo nàng vào lòng.

18+ 18+ 18+ (Đặng Thị Huệ với Tống Thị giống nhau ở chỗ rất pro 18+)

Trịnh Sâm trước đây vốn là một minh quân. Trong số 12 chúa Trịnh thì Trịnh Sâm nằm trong số những chúa “xịn”. Vừa hào hoa phong nhã, xuất khẩu thành thơ, từng đối đáp với đại văn hào Ngô Thì Sĩ. Và là vị chúa Trịnh đầu tiên dám dẫn quân vào tận xứ Đàng Trong đánh thẳng vào kinh thành Phú Xuân, khiến cả nhà chúa Nguyễn và cậu bé Nguyễn Ánh phải tháo chạy vào Sài Gòn. Nếu mà đừng chết yểu như Nguyễn Huệ thì Trịnh Sâm rất có thể sẽ là người thống nhất Việt Nam.

Nhưng mà đời đâu như mơ và tình đâu như thơ, Trịnh Sâm mê Đặng Thị Huệ đến quên hết mọi thứ. Một vị chúa tàn nhẫn, gian hùng như Trịnh Sâm mà hoàn toàn bị Đặng Thị Huệ dắt mũi. Đến mức khi vào Đàng Trong đánh quân Nguyễn, Trịnh Sâm có bắt được một viên ngọc dạ quang đẹp tuyệt vời. Chúa quý viên ngọc lắm nên thường cài nó trên khăn. Một lần Thị Huệ đưa tay cầm viên ngọc mân mê. Chúa mới sốt sắng: 

-Nàng nhẹ tay thôi, đừng làm trầy ngọc của ta.

Thị Huệ nghe vậy cầm viên ngọc ném ngay xuống đất rồi khóc lóc bảo:

-Chàng quý hòn ngọc ấy hơn thiếp hả? Bất quá thiếp vào Quảng Nam tìm hòn ngọc khác cho chàng. Cái đồ trọng của khinh người!

Nói rồi Thị bỏ về phòng và mấy ngày liền tránh mặt chúa. Chúa Trịnh xót của thì xót thật, não hết cả ruột gan luôn chứ không đùa. Nhưng vẫn phải mất bao công sức dỗ dành năn nỉ mới làm nàng vui lòng và chịu bỏ qua cho mình.

Thậm chí chúa không ngừng dùng tiền quốc gia, vắt óc nghĩ ra những thứ hay ho để chiều lòng Tuyên phi. Cứ đến dịp trung thu là chúa cho lấy gấm lụa trong kho ra làm đèn lồng. Gấm thượng hạng nha, không phải vải nhà quê đâu, mỗi cái có giá đến vài chục lạng vàng. Và dựng đến hàng trăm cây phù dung ven hồ Long Trì để treo đèn chỉ nhằm mục đích ghi điểm với Thị Huệ.

Một lần có một người Tây đem đến phủ chúa một lọ nước hoa rao bán với giá 10 xe ngọc. Cái giá rất cắt cổ, chúa Trịnh Sâm còn phải toát mồ hôi. Thị Huệ thích lắm nhưng chúa còn tiếc tiền, 10 xe ngọc chứ có phải 10 xe đá đâu??? Nàng dỗi, bèn phụng phịu bỏ ăn ba bữa làm Trịnh Sâm phải đồng ý mua mặc dù đắng hết cả lòng mề. Tội anh Sâm vãi, vớ phải con mẹ bánh bèo này đúng là quá đen, mà cũng tại ảnh dại gái quá.

Do chị được chúa yêu như thế nên em trai nàng là thằng đại dâm tặc Đặng Mậu Lân làm đủ chuyện khốn nạn mà vẫn không sao. Mậu Lân không ngán ai cả. Cái phủ của hắn ở Thăng Long to không kém phủ chúa, ăn uống thì cực kỳ kenny sang hoàng tộc. Trong nhà chứa cả trăm osin, cho đeo gươm. Mỗi khi hắn đi chơi là kéo nguyên băng đi cùng, uống rượu đánh nhau tưng bừng hoa lá mà lính gác đành bó tay. Đặc biệt Mậu Lân còn nuôi rất nhiều kiki, và hễ ra phố là bọn nó cũng được đi theo. Các kiki đều được mặc áo thêu, đeo chuông vàng, chạy lung tung ị đái khắp phố phường. Dân Hà Nội ngày đó cực ghét thằng trẻ trâu Mậu Lân.

Đặng Mậu Lân nổi tiếng khắp thành Thăng Long là một thằng mất dạy chuyên sàm sỡ con gái nhà lành, nhưng vì chị hắn là Tuyên phi nên mọi người bó tay. Có lần hắn dê một cô gái không được, liền cắt luôn vú cô ta, đồng thời tống cổ chồng cô vào tù luôn. Thậm chí con gái cưng của chúa Trịnh Sâm mà hắn cũng không tha.

-Cưng à, cho anh hun miếng.

Hắn đè cô bé xuống. Quan Sử nội giám lao vào can thì Mậu Lân nổi điên chém chết. Sau đó cắm thanh gươm trước cửa thách thức:

-Thằng nào vào tao đồ sát!

Nghe tin dữ, chúa phải sai người đem quân vây bắt Lân giải về phủ, giao cho triều đình xử tội. Các quan đều nói tội Lân đáng bêu đầu. Tuyên phi nghe tin khóc lóc xin chết thay em. Chúa bất đắc dĩ phải tha cho Lân tội chết và giảm xuống thành tội đi đày ở châu xa. Lân xếp dọn nhà cửa, mặc áo tù thủng thỉnh bước ra khỏi kinh, có sẵn thuyền để chở đi. Lân đem theo rất nhiều gái, tiếng đàn sáo véo von không dứt. Ra đến nơi chịu đày quan địa phương phải làm nhà cửa cho gã ở. Kinh chưa?

Tuyên phi Đặng Thị Huệ chiều em như thế thì đối với con trai còn thế nào nữa? Theo lẽ thì chúa Trịnh Sâm phải nhường ngôi cho con trưởng Trịnh Tông của Thái phi. Nhưng quá yêu Tuyên phi Đặng Thị Huệ mà chúa cãi lời mẹ mình để truyền ngôi cho Trịnh Cán (chúa Trịnh Sâm nổi tiếng có hiếu nhé).

Trịnh Sâm là một người cực kỳ khang kiện mà từ khi cặp với Đặng Thị Huệ thì càng lúc càng đuối, phang phập, rượu chè, mới 44 tuổi mà đã sức tàn lực kiệt rồi qua đời. Trịnh Sâm có nhiều cung tần vào loại nhất trong các chúa Trịnh, tầm 400 bà. Như thế thì đến trâu bò cũng chết chứ đừng nói người. Trịnh Cán lên thay, nhưng mà thằng cu này rất ốm yếu. Trước học sách giáo khoa có trích tác phẩm Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông, nói về việc vào phủ chúa Trịnh, chính là để chữa bệnh cho thằng nhóc Trịnh Cán này đây.

Trịnh Cán làm chúa được có 1 tháng thì đã bị phe ủng hộ Trịnh Tông đạp xuống. Tuyên phi Đặng Thị Huệ giờ mới khổ, chúa Trịnh Sâm chết rồi thì ai bảo vệ bà? Mẹ của Trịnh Tông là Thái phi vốn cay Tuyên phi từ vụ cướp ngôi con bà, giờ mới thỏa sức trả thù. 

-Thị Huệ, lạy ta nào!

Thái phi buộc Tuyên phi lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi sai hai a hoàn đứng hai bên nắm tóc Tuyên phi dập đầu xuống đất, nhưng bà vẫn kiên quyết không lạy là không lạy, cắn răng chẳng nói nửa lời. Thái phi điên máu quát:

-Đánh chết nó cho ta!

Đám a hoàn xúm lại đánh đập Tuyên phi túi bụi, phun nước miếng đầy mặt mũi bà. Tuyên phi bầm tím khắp người, vừa đau đớn vừa nhục nhã. Sau đó nàng bị bắt giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở, y như cảnh hoàng hậu với Dung ma ma hành hạ Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu Cách Cách. Một bữa chịu không nổi, bà bỏ trốn, nhưng sắp lên được đò thì bị quân lính bắt lại.

Sau một thời gian bị biệt giam, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Bà ngày đêm gào khóc:

-Chàng ơi cho thiếp theo với, sống thế này khổ không bằng chết! 

Đến ngày giỗ của chúa, Tuyên phi ngẩng mặt lên trời, bưng chén thuốc độc uống một hơi. Chiếc chén rơi xuống đất vỡ tan, bà ngã ra sau, máu tuôn xối xả từ miệng, hơi thở lịm dần rồi tắt hẳn. Tuyên phi Đặng Thị Huệ, người đàn bà khuynh đảo Đàng Ngoài một thời, người khiến chính quyền chúa Trịnh 200 năm lung lay nghiêm trọng, chỉ còn chờ vua Quang Trung đến đánh gục, đã qua đời trong hoàn cảnh cô đơn lạnh lẽo tột cùng. Bà được an táng cách mộ chồng một dặm.
Chi tiết

Chuyện về Tống Thị - "Đắc Kỷ" của Việt Nam

tống thị

Bữa giờ nói về đàn ông nhiều rồi, hôm nay mình sẽ đổi gió sang phụ nữ. :3

Có thể các bạn đã quá quen với Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Huyền Trân, Ngọc Hân… Nhưng chắc chưa bao giờ nghe đến Tống Thị, Đắc Kỷ của Việt Nam :3

Tống Thị là một đại mỹ nhân, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun. Nói chung ngon từ thịt, ngọt từ xương, chay mặn đều dùng được. Ngày đó bao đấng quân vương nhìn nàng mà lau nước dãi không kịp. 

Tống Thị sinh vào thế kỷ 17, thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Nàng là chị dâu chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) ở Đàng Trong. Nhưng sau khi góa chồng thì nàng bắt đầu… tán chúa. Sở hữu nhan sắc kiều diễm, phục sức trang nhã, phong cách yểu điệu thục nữ. Trông thấy Tống Thị, nhiều người còn nói như thấy giáng tiên vừa đội trăng sao, vừa rẽ khói vén mây xuống hạ giới. Không chỉ đẹp, Tống Thị còn có tài đưa tình quyến rũ, duyên dáng hơn người và ăn nói như rót mật vào tai. Đặc biệt, nàng còn có một xâu chuỗi trăm hoa rất thơm, cua trai hết sảy. Chiếc vòng tỏa ra một mùi hương ma mị, chúa Thượng ngửi xong cảm thấy trong người vô cùng rạo rực và bức xúc. Việc cưa vị chúa Nguyễn đối với nàng dễ như lấy đồ trong túi.

Từ ngày đó chúa Thượng từ một người hiền lành nhân ái, luôn lo cho dân cho nước, trở thành một tên hôn quân bạo chúa, vô cùng độc ác, hoang dâm vô độ. Để chiều người yêu, chúa dự định cho xây một tòa lâu đài nguy nga để hưởng lạc cùng nàng. Chúa bắt trăm họ lấy đá quý, gỗ hiếm, tập trung nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây dựng. Thuế má từ đó thêm nặng nề. Chưa kể hạn hạn với nạn đói càn quét mọi nơi, khổ không chịu được. Tiếng kêu than vang khắp Đàng Trong. Không một ai can nổi, ai can là bay đầu ngay lập tức. Trong vương phủ, những ai còn chút lương tâm đều oán ghét Tống Thị và run sợ cho nghiệp chúa...

Số người chết oan ức vì Tống Thị ngày càng nhiều, nhưng mọi lời ca thán đều bị bưng bít. Rồi một ngày, một viên quan bất chấp tính mạng đến gặp trực tiếp chúa Thượng:

-Chúa công xem đi, chỉ vì một mụ đàn bà mà chúa công đẩy con dân của mình vào đường cùng như vậy sao? Chúa Thượng khoan dung của ngày hôm qua đâu rồi?

Người ấy phân tích mọi thứ cho chúa nghe, rồi đưa gươm lên cổ sẵn sàng tự tử. Chúa Thượng bừng tỉnh:

-Ta… ta sai rồi, cám ơn khanh đã nhắc. Ta có lỗi với thần dân của mình.

Chúa lập tức đi ngay ra công trường dẹp bỏ việc xây cất. Sau hôm đó cũng tránh mặt Tống Thị hẳn. Đang được sủng ái tự nhiên bị bồ “đá”, Tống Thị cay cú lắm, nàng quyết định trả thù. Nàng sẽ làm sao cho cả xứ Đàng Trong lẫn cơ nghiệp họ Nguyễn phải bị hủy diệt mới hả dạ! Và nàng làm điều ấy thế nào? Họ Trịnh.

Tống Thị đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, nhờ người dâng lên tận tay chúa Trịnh Tráng:

-Thiếp là Tống Thị. Nay có thư này muốn báo với đức chúa rằng Đàng Trong đang có biến, chúa hãy dẫn quân vào đánh ngay đi. Bây giờ là lúc thích hợp nhất. Thiếp sẵn sàng bỏ tiền túi ra tài trợ cho chương trình này luôn. Chơi láng đi. Khi thành công thiếp sẽ ra Đàng Ngoài hầu hạ người.

Chúa Trịnh đọc xong thư, cầm vòng hoa lên ngửi. Lập tức mắt chúa mơ màng như vừa hút cần:

-Phê quá...

Càng nhìn nét chữ càng mơ tưởng đến mỹ nhân nơi phương trời xa xôi đó. Lòng chúa Trịnh tràn ngập yêu thương và nhớ nhung như một chàng trai tuổi teen lần đầu biết yêu. Tới khi nhớ quá nhịn hết nổi, chúa Trịnh gấp rút tổ chức cuộc chinh phạt Đàng Trong để lấy điểm với Tống Thị.

Trịnh Tráng khởi binh, nhưng Nguyễn Phúc Lan đâu phải dạng vừa. Sau khi hết phê thuốc, chúa Nguyễn lập tức đẹp trai như xưa. Chúa sai Nguyễn Phúc Tần dẫn đoàn voi hùng dũng 100 con ra đối đầu. Quân chúa Trịnh bị đánh cho một trận nhớ mẹ, phải rút về lại bắc. Trịnh Tráng vỡ mộng gặp người đẹp.

Tống Thị chửi thề:

-@#-%*-%-, lần thứ hai rồi đó nha!

Quyết tâm quá tam ba bận mới đầu hàng. Nàng chuyển con mồi sang em ruột chúa Thượng là chúa Trung. Vì nàng nghĩ ông này mới đủ sức để thực hiện điều đó. Bởi vì lúc này chúa Thượng đã chết, cậu trai Nguyễn Phúc Tần trẻ tuổi ở trên nối ngôi.

Chúa Trung là người hung dữ, ban đầu thấy vì Tống Thị mà anh mình thành ra như thế nên cực kỳ căm ghét nàng, chỉ muốn xé xác phanh thây. Thế nhưng ngay khi vừa ngửi chiếc vòng hoa thì ông này cũng đờ đẫn, thứ bùa yêu này quả thật lợi hại. Sau đó là cảnh nóng xảy ra. 

Bà có một kỹ thuật 18+ siêu đẳng gọi là “tía rụng hồng rơi”. Nhờ thế mà từ khinh bỉ, chúa Trung trở nên cực kỳ ghiền Tống Thị. Bấy giờ Tống Thị mới xúi Trung tiếp tục liên hệ với chúa Trịnh để đánh Đàng Trong lần nữa. Sự việc bại lộ, kết cuộc của Tống Thị là bị xử trảm và bêu đầu ngoài chợ vì tội phản quốc.

"Gái đẹp quả có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương", nhiều sử gia bình luận. Ngày xưa Dương Quý Phi mê ăn vải, Đường Minh Hoàng thậm chí phải cho người chạy sang tận Việt Nam lấy vải gấp về cho nàng ăn. Ăn nhiều quá nên bị nhiệt miệng, Dương Quý Phi khóc rưng rức vì đau. Đó cũng là lý do vải còn có tên khác là quả Lệ Chi. Đường Minh Hoàng thấy cute quá lại càng mê mệt, càng ngày ông càng lầy, và nhà Đường càng lúc càng nát. 

Trở lại, dâm dâm cô nương Tống Thị bất chấp luân thường đạo lý làm bao nhiêu việc ác nên kết cục vậy cũng đáng. Người đàn bà từng chọc trời khuấy nước khuynh đảo cả lịch sử hai Đàng đó có một khối tài sản khổng lồ. Nhờ ăn hối lộ và bóc lột nhân dân mà Tống Thị tiền bạc như nước, vàng bạc châu báu chất đầy rương hòm, ruộng đất cò bay thẳng cánh. Chúa đã max giàu, mà bà giàu chỉ có thua có mỗi chúa thôi. Cuộc đời bà này viết fic cũng hay lắm. Đấy, thời Trịnh Nguyễn hấp dẫn quá trời, chỉ là không được dạy kỹ thôi.
Chi tiết

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Phủ chúa Trịnh "hoành tráng" như thế nào?

phủ chúa Trịnh

Khi ấy nhà Lê lầy quá rồi, Trịnh Kiểm rất muốn cướp ngôi. Nếu ổng làm thật thì rất có thể lịch sử Việt Nam đã ghi tên vương triều nhà Trịnh. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lập tức bật dậy can ngăn, nhanh như phút 89 đội nhà bị dẫn bàn trước mà cụ được vào sân thay người: 

-Vị huynh đệ xin hãy dừng tay, lão phu có đôi điều muốn nói.

Rồi phán câu sấm:

-Thờ Phật, giữ chùa thì ăn oản. Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.

Có nghĩa là phò tá vua Lê, giữ vững vương triều nhà Lê thì không những được mang cái tiếng trung thần, mà lại còn sống sung sướng. Trịnh Kiểm nghe xong tâm tư lắm nhưng rồi cũng làm theo. Nhờ vậy mà tránh được vết xe đổ sau khi cướp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly.

Kế đó Nguyễn Hoàng thấy anh ruột bị Trịnh Kiểm giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói:

-Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
(Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được)

Thế là Nguyễn Hoàng vào nam trở thành chúa Nguyễn. Rồi khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ông nên làm gì đây. Ông đáp: 

-Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế.
(Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời).

Thế là cục diện thiên hạ chia ba hình thành, Mạc ở trên, Trịnh ở giữa, Nguyễn ở dưới. Không kém thời tam quốc bên Tàu. Mình trộm nghĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có số làm vua, mẹ cụ cũng muốn cụ lên ngôi hoàng đế nhưng chẳng được. Có lẽ vì vậy mà cụ nghịch cho thiên hạ đại loạn để đỡ bực mình chăng? =))

Nếu quả đúng như vậy thì chiếu theo điều 281 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

-Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Gần 300 năm đất nước bị chia cắt cùng hàng triệu người chết thì đủ nghiêm trọng chưa nhỉ? =)) Mà đùa tí cho vui thôi, chứ chắc cụ không có ý đó. Cụ Khiêm vẫn là nhà tiên tri số 1 trong lịch sử Việt Nam.

Trở lại với nhà Trịnh, thì lúc bấy giờ đẻ ra một hệ thống chính trị quái đản chưa từng có trong lịch sử Việt Nam là vừa có vua mà lại vừa có chúa. Cái này khá giống mô hình Mạc phủ bên xứ Đôrêmon, vua Lê chỉ là hình ảnh đại diện cho thương hiệu công ty, còn quyền lực nằm trong tay ông bầu Trịnh đứng đằng sau chỉ đạo.

Trịnh Kiểm mất thì con là Trịnh Tùng MTP lên thay. Tùng không còn là Tùng của ngày hôm qua nữa, liên tục lạm dụng quyền lực lộ liễu. Thậm chí xin vua cho làm vương mà vua cũng cho (vì không cho coi chừng tao à nha). Trịnh Tùng cho xây phủ chúa để sinh sống và làm việc. Bạn coi phim Tàu sẽ thấy cảnh vua chơi bịt mắt bắt dê với phi tần trong cung, “hoàng thượng mau tới bắt ta nha, hoàng thượng”. Thì chắc vua Lê khi đó cũng chẳng khác gì, rảnh rỗi quá mà. Mọi công việc của đất nước đều được đưa vào phủ cho chúa xử lý. Đúng kiểu em chỉ việc vui chơi thôi, còn cả thế giới cứ để anh lo.

Nói về phủ chúa Trịnh hay Soái phủ, tâm điểm của bài viết này. Thì nó là một tòa thành bằng gạch với hệ thống cung điện cực kỳ đồ sộ, chắc là công trình vĩ đại nhất mà Việt Nam từng thi công, chỉ sau Cửu Trùng Đài. Xây tới 1 thế kỷ rưỡi với mấy đời chúa cơ mà. Nó nằm ở trung tâm Hà Nội bây giờ, chỉ tính riêng cái khu nội phủ chứ chưa tính khuôn viên và các cổng bên ngoài nhé, là bao gồm khu bệnh viện Việt Đức, qua phố Tràng Thi, Thư viện quốc gia, Tòa án nhân dân tối cao, phố Hỏa Lò tới giáp phố Thợ Nhuộm. Mấy chỗ này bữa mình đi bộ đã thấy to phết.

Xung quanh phủ và ven các hồ lân cận thì các chúa cho xây dựng khá nhiều thứ như đình Tả Vọng trên nền Tháp Rùa ngày nay. Xây cung điện Khánh Thụy. Đắp núi Ngọc Bội để tôn vinh các chiến công ở bờ phía Tây hồ. Đặc biệt nhất là kỳ quan Ngũ Long Lâu mang hình 5 con rồng. Lầu này rất cao được dát bằng mảnh sứ và có đá cẩm thạch quấn quanh. 

Hồi đó Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có may mắn được mời vào phủ chúa để chữa bệnh cho Trịnh Cán. Ông vốn là người sống kín đáo, không thích check in, nhưng khi vào phủ chúa nhìn ngắm một lúc cũng thấy khoái quá. Thế là một tay thì bắt mạch cho Trịnh Cán, tay kia đăng tải một dòng trạng thái lên trang cá nhân để khoe ngay lập tức:

“Doctor Trac Đi tới cổng phủ, quan truyền mệnh dẫn qua hai lần cửa nữa rồi rẽ về phía trái. Tôi ngẩng đầu nhìn, thấy bốn bề tám phía chỗ nào cũng có cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua nở, gió thoảng hương trời. Hành lang, lan can quanh co, tiếp nối song song. Người giữ cửa truyền báo lệnh công đi lại tíu tít như mắc cửi. Vệ sĩ canh gác cửa cung, ra vào phải có phù hiệu…

Vòng quanh ước chừng một dặm, nơi nào cũng lầu đài, đình, gác, rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây lồng, suốt lối toàn hoa cỏ kỳ lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc ngang lạch nước quanh co, lại có lan can toàn bằng đá màu. Tôi vừa đi vừa ngắm, thực chẳng khác gì cõi tiên vậy.
Like Comment Share
Just Now”

Danh sĩ Nguyễn Án cũng không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại khi ông có mặt tại phủ chúa ngay trong đêm lễ hội. Đâu phải dân đen nào cũng được phép vào một nơi sang chảnh như này trong một dịp như này? Tao phải cho bọn bên ngoài ăn bánh gato đến chết. Ông up ảnh rồi tag bạn bè vào điên cuồng:

“An Nguyen Mỗi năm đến tết Trung thu, từ trước mấy tháng, chúa phát gấm trong cung ra để làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Đến ngày chúa ngự ra chơi Bắc cung, cung có cái ao gọi là Long Trì rộng nửa dặm. Trong ao trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng. Ven ao đắp đất trồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt có hình thế. Có những chỗ khuỷu để cho nhạc công ngồi đàn sáo. Bờ ao trồng hàng mấy trăm cây phù dung, treo đèn ở trên. Sóng trăng rập rờn, trông xa tựa hàng vạn ngôi sao sáng…
Like Comment Share
5 minutes ago

150 likes

Comment 1 Chà ông sướng quá, up nhiều ảnh lên nhé.

Comment 2 Anh em report chết mẹ nó đi.

Comment 3 Muốn vào phủ thì mua vé ở đâu vậy Án huynh? Đi đông có giảm giá không?"

Nói chung Việt Nam mình không phải là không có kỳ quan nhân tạo, có điều mấy ổng đốt hết rồi hihi. Như Lê Chiêu Thống suýt bị Trịnh Bồng cướp ngôi, giận quá bèn đốt luôn phủ chúa. Đám cháy lan khắp hai phần ba kinh thành và cháy trong mười ngày liền. Thời đó đâu có xe cứu hỏa nên bó tay rồi. Làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Hà Nội và di sản văn hóa thế giới, uổng dễ sợ. Btw, fuck you Lê Chiêu Thống.

P/s: Ai sáng tạo thì lấy đây làm bối cảnh để viết một câu chuyện tình. Chàng là Trịnh Romeo, nàng là Nguyễn Juliet. Hai người yêu nhau mà gia tộc ghét nhau nên vô vàn cách trở. Một hôm chúa Trịnh cho Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh Phú Xuân kinh đô chúa Nguyễn. Chàng giật mình, ban đêm lẻn ra khỏi phủ phi ngựa vượt sông Gianh vào nam để cứu nàng.
Chi tiết

Địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài

Đàng Trong - Đàng Ngoài

Xứ Đàng Ngoài hay còn gọi là Bắc Hà, lãnh địa của họ Trịnh. Có hình dạng khá giống Việt Nam thời sơ khai. Kinh đô Thăng Long.

Xứ Đàng Trong hay còn gọi là Nam Hà, địa phận của họ Nguyễn. Khởi đầu từ tiên chúa Nguyễn Hoàng thế kỷ 16, rồi các đời tiếp nối nhau kéo dài một dải xuống tận cực nam. Kinh đô Phú Xuân.

Hai xứ gần như là hai đất nước riêng biệt ngăn cách bởi sông Gianh, gọi là An Nam quốc và Quảng Nam quốc, ghép lại thì được chữ S của Việt Nam ngày nay. Mình đi phượt ra Đàng Ngoài thì thấy núi non hùng vĩ, còn Đàng Trong thì biển đẹp, sông nhiều, ruộng đồng thẳng cánh cò bay. Muốn dễ nhớ thì cứ thuộc câu "trong nam, ngoài bắc" là được.

Bạn đang sống ở Đàng nào?
Chi tiết

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Chuyện kể về chúa tiên Nguyễn Hoàng

Chúa tiên Nguyễn Hoàng

-Mai, chúng ta thu xếp rồi lên đường ngay.

-Đi đâu vậy anh?

-Thuận Hóa.

Nguyễn Hoàng đáp nhanh trong khi bận rộn cất những đồ quý giá vào rương. Bà Nguyễn Thị Mai há hốc miệng, không tin những gì chồng vừa trả lời. Thuận Hóa? Tại sao lại là xứ Ô châu ác địa đó? Nguyễn Hoàng nói:

-Anh sẽ giải thích sau. Nhanh, chúng ta không phải đi du lịch đâu. Em muốn đem theo những gì thì đóng thùng hết trong hôm nay. Lát anh sẽ chuyển tất cả lên tàu vào nam.

Ông sai gia nhân khệ nệ vác rương ra ngoài. Nguyễn Hoàng quẹt mồ hôi, xắn tay áo lên thu dọn tiếp. Bà Mai cũng tất tả phụ chồng. Thì ra ông đang chuẩn bị chạy nạn. Hoàng vốn là con trai thứ của danh tướng Nguyễn Kim. Năm 1527, xảy ra sự biến Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, lúc ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi. Cha ông đã phải tránh sang Lào, xây dựng lực lượng để tìm cách khôi phục nhà Lê. Nguyễn Hoàng được chú ruột Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng trong khi cha đi “công tác xa”.

-Nhà mình không đi ngay bây giờ thì chết không có chỗ chôn đâu Mai. Trịnh Kiểm...

Nguyễn Hoàng ngừng lại để quan sát xem có ai nghe lén không, rồi nói khẽ:

-...đang có âm mưu giết anh.

Như mình đã viết ở bài trước, Trịnh Kiểm giúp Nguyễn Kim đánh Mạc, cứu sống ông nên được Kim gả con gái cưng cho. Về sau Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc. Việc Dương Chấp Nhất xin hàng chỉ là kế "trá hàng" vì ông ta vốn là một tay mưu sĩ nhà Mạc. Khi thấy chủ của mình là Mạc Đăng Doanh luôn đau đầu với nhà Lê, Dương Chấp Nhất đã tìm cách xâm nhập vào nội bộ đối phương để phá hoại và đích thân mình thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Nhưng điều ấy vô nghĩa vì mọi quyền lực của Nguyễn Kim sau đó lại được trao cho ông con rể quý hóa cũng hùng tài không kém. Tội Dương Chấp Nhất vãi, lao tâm khổ tứ mà chẳng được gì. =))

Trịnh Kiểm suy nghĩ:

-Hoàng là một thằng giỏi mà dũng cảm, thật là hổ phụ sinh hổ tử. Tự nó chém được tướng Trịnh Chí của quân Mạc. Lúc này thì chưa sao, nhưng nếu không sớm trừ khử thì cơ đồ của họ Trịnh mà ta ấp ủ về sau có nguy cơ mất trắng. Một rừng không thể có nhiều hổ, có ta thì không có mấy thằng con ông Kim.

Một hôm, Nguyễn Uông dù không đau ốm gì tự nhiên lăn đùng ra đột tử. Cái chết oan nghiệt và mờ ám này đã làm cho cậu em Nguyễn Hoàng vô cùng lo ngại, ông cảm thấy rằng bản thân mình sẽ là đối tượng của một âm mưu ám sát. Nguyễn Hoàng vốn là người thông minh nên cũng đoán ra ai là thủ phạm, nhưng vì lúc này thật sự quyền lực nhà Lê nằm hết trong tay Trịnh Kiểm rồi, có muốn bật lại cũng không đủ lực. Một người khác còn lo lắng hơn đó là Ngọc Bảo, bà rất sợ cho tính mạng của đứa em út của mình. Hai chị em bàn tính với nhau:

-Chị nói giùm anh Kiểm cho em vào miền nam trấn thủ.

-Trong đó khắc nghiệt lắm Hoàng, nghĩ kỹ chưa em? 

-Khổ mấy cũng được!

Bà Ngọc Bảo gật đầu nhận lời em. Đêm về khi Trịnh Kiểm tháo giày chuẩn bị lên giường thì bà nhẹ nhàng ôm chồng thủ thỉ:

-Thằng em trai em muốn xin vào trấn nhậm mặt phía nam, anh thấy được không?

Là vợ chồng nên Ngọc Bảo hiểu rõ ông xã của mình đang rất khó xử về việc không biết phải giải quyết làm sao với cậu em út của vợ. Để Nguyễn Hoàng ở trong triều thì nhiều lời bàn tán, nhất là sau cái chết đầy bí ẩn của Nguyễn Uông. Trịnh Kiểm đưa mắt nhìn vợ rồi nói:

-Ờ vậy à, để anh tính…

Khi đã buông màn, Trịnh Kiểm vắt tay lên trán nghĩ:

-Đất Thuận Hóa ở phía bên đèo Ngang ấy chỉ có thằng điên mới muốn đến, vừa khô cháy, vừa cằn cỗi. Chưa kể bọn hải tặc hung dữ xuất hiện rất nhiều. Lực lượng của chúng lại vô cùng hùng hậu, có nhiều chiến thuyền cỡ lớn, binh sĩ lại giỏi nghề biển, súng ống tối tân, quân đội của ta đã nhiều phen ra sức tiễu trừ nhưng vẫn không tiêu diệt được. Giờ ta giết thằng Hoàng thì cũng mang tiếng, nó tự nguyện dẫn xác vào Ô châu ác địa thì còn gì bằng. Vùng đó cũng nghèo nàn, nó cũng chẳng cách nào để xây dựng lực lượng đánh lại ta được.

Thế là ông đồng ý và hôm sau ra lệnh cho Hoàng phải đi ngay lên đường. Nguyễn Hoàng đưa gia quyến theo đường biển dong buồm vào nam. Đây là dựa vào kế của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi Nguyễn Hoàng tới hỏi. Cụ Khiêm chỉ vào một hòn non bộ và phán:

-Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được.

Đoàn thuyền của Hoàng vượt qua dãy Hoành Sơn, tiến vào địa phận Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Bình - Quảng Trị - Huế). Hoàng mỉm cười:

-Đến rồi!

Thuyền cập bến Cửa Việt, cả một vùng mênh mông cát trắng xóa. Trong khi gia nô và thuộc tướng đang bốc dỡ hành lý thì Nguyễn Hoàng kéo khăn trùm đầu của áo khoác lữ hành lên rồi đi quan sát thực địa. Ông nheo mắt khi một luồng gió khô khốc thổi tới:

-Nóng như thế này thì làm sao phải mặc?

Mùa hè mảnh đất Quảng Trị gió Lào thổi ù ù làm cát bụi dọc đường thiên lý bay mịt mờ như ai ném cát lên không trung. Còn về mùa mưa, nhất là mưa mấy tháng đông kéo dài thì buồn lắm. Tuy không đến nỗi Hà Nội mùa này phố cũng như sông, cái rét đầu đông em tôi bơi từng chiều trên phố, nhưng quả thật đây là vùng đất khắc nghiệt chưa từng thấy. Nguyễn Hoàng khát cháy cả cổ, mồ hôi đầm đìa, ông lấy túi da ra đưa lên miệng hớp một ngụm nước lớn. Chú ruột Nguyễn Ư Dĩ than:

-Ông cụ Khiêm bày dại ghê, chỗ này sao mà ở được? Có khác quái gì hỏa diệm sơn trong tây du ký đâu?

-Trước mắt thoát được Trịnh Kiểm là tốt rồi, từ từ cháu sẽ lo liệu mọi thứ chu đáo. Yên tâm đi.

Nguyễn Hoàng động viên chú mình. Ông cho đóng trại ở Ái Tử để ổn định cuộc sống. Đây là một địa danh có cái tên hết sức dễ thương, vì Ái Tử nghĩa là Yêu Con:

"Mẹ thương con ra cầu Ái tử,
Vợ trông chồng lên núi Vọng phu."

Quan trấn thủ Thuận Hóa nghe Nguyễn Hoàng đến liền phi ngay tới chỗ ông để dâng bản đồ, sổ sách trong xứ. Hoàng hỏi:

-Ở đây sống sướng không?

Quan thiệt thà:

-Sướng con mắt ông chứ sướng. Cực thấy mẹ luôn. Thôi tui bàn giao hết rồi đó, gánh giùm nha. =))

Người dân địa phương hết sức vui mừng khi biết triều đình đã cử một vị quan cực lớn vào trấn nhậm xứ sở của mình. Họ đã đón tiếp vô cùng trọng thể, linh đình chẳng kém tiếp đón nguyên thủ quốc gia xuống sân bay Nội Bài, đồng thời gọi Nguyễn Hoàng là Chúa. Những bô lão trong xứ đã mang đến dâng lên Chúa Hoàng 7 vò nước tinh khiết. Ông Nguyễn Ư Dĩ bèn cười: 

-Cháu mới đến trấn nhậm đất này mà được người dân tặng nước cho, ấy là điềm sẽ có được nước vậy.

Hoàng phấn khởi, cho rằng đó là điều cực kỳ may mắn. Ông đọc lại câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

-Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân!

Mình xét về địa lý thì nước ta về phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông, nam giáp Chăm. Trong các hướng đó, đâu là nơi có thể mở mang bờ cõi?

Lên phía bắc thì không thể vì thằng Tàu nó đánh cho ba má không nhận ra. Với cả tư tưởng của nước Việt thời phong kiến luôn xem Tàu là thiên triều, mỗi triều đại của ta sau khi thành lập đều phải được sự thừa nhận của thiên triều mới là chính thống, còn lại là ngụy triều hết. Do vậy trừ Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ thì hầu như chưa có ai nghĩ đến việc gây sự với Tàu.

Dãy Trường Sơn hùng vĩ như vạn lý trường thành. Bên kia biên giới là lãnh địa của các bộ tộc Lào, cũng là đàn em của thiên triều. Nếu mở rộng qua phía tây thì mình phải đục nhau với hai thằng Miến Điện và Thái Lan nữa, rất phiền. Thôi bỏ đi.

Biển Đông thì hẳn nhiên là của mình rồi, Hoàng Sa và Trường Sa do nước mình tìm thấy, thành thử hàng năm các chúa Nguyễn đều "đông tiến" để khai thác sản vật và liên tục xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Tuy nhiên nó là biển nên cũng không thể xây dựng gì được. Vậy chỉ còn phía nam.

Phía nam là đất Thuận Quảng (Thuận Hóa và Quảng Nam), giáp giữa Việt Nam và Chăm Pa. Chỗ này thảm hại quá nên luôn được coi như đất biên viễn xa xôi, chuyên dùng để đày phạm nhân và tù binh. Kinh tế siêu bèo nhèo nhưng bù lại được cái đất đai rộng rãi, tiềm năng khai thác bao la. Với cả biên giới chỗ này thay đổi liên tục, lúc thì của Việt, lúc thì của Chăm. Nhưng sau khi Chăm ăn no hành của vua Lê Thánh Tông thì việc cai trị vùng đất này cũng lỏng lẻo hơn. Thế nên, cỗ đã dọn ra mà Nguyễn Hoàng không ăn thì có lỗi với tổ quốc. Từ đây thì sau này các đời chúa kéo dài mãi tuốt luốt xuống dưới Hà Tiên, tạo nên chữ S cho Việt Nam có cái tự hào. :))

Quay lại, để đối phó lâu dài với họ Trịnh, Nguyễn Hoàng cần phải có chỗ dựa vững chắc nên những người thân thuộc, trung thành là sự lựa chọn đầu tiên của ông trong bước đường "nam tiến". Nguyễn Hoàng tự xây dựng cơ ngơi cho mình. Ông nói với vợ:

-Người dân nơi đây thích anh lắm, nên anh sẽ bằng mọi giá để biến vùng đất nghèo nàn khắc khổ này thành một vùng giàu có. Một xứ sở thần tiên cho người Việt. Làm nơi dung thân cho gia đình mình và con cháu về sau. 

Ông trăn trở:

-Tuy nhiên bước đầu anh gặp nhiều khó khăn quá. Thuận Hóa phong thủy không tốt, nhiều chướng khí. Chưa kể bọn nhà Mạc, Chăm, Chân Lạp liên tục đánh phá. Cộng thêm lũ thổ phỉ, hải tặc hoành hành. Bất cứ tàu nước nào xuôi ngược vùng này cũng phải đóng tiền mãi lộ cho chúng mới được yên thân. Đoàn hải hành nào dù có đông đảo đến đâu, khi nghe đến tên cướp Lâm Phượng cũng đều kinh hồn bạt vía…

Có thể nói rằng, đất Thuận Hóa thời Nguyễn Hoàng mới đến là một mảnh đất dữ dội, nguy hiểm, lại rộng lớn bao la, hầu như chưa có bàn tay của con người đến khai phá, tha hồ để ông trổ tài như chơi SimCity (dĩ nhiên là ở chế độ SIÊU KHÓ). Mọi người thấy cuộc sống ở đây khổ quá nên chẳng thèm khai hoang, chỉ lập làng xóm ở chỗ nào mát mẻ gần sông suối để trồng lương thực ăn qua ngày. Nguyễn Hoàng ra sắc lệnh:

-Bà con cứ tự do khai hoang thả cửa đi nha. Ai khai hoang được bao nhiêu thì cho làm chủ đất đó luôn.

Chính vì thế mà lãnh thổ ngày một phình to ra. Mà chỗ nào càng trù phú thì dân kéo về càng đông, mà dân đông thì sẽ có chợ búa buôn bán. Chưa hết, họ còn hăng hái đào kênh mương để tưới tiêu. Chẳng mấy chốc, vùng đất vốn được xem là "khỉ ho cò gáy" nay đã là một miền đất hứa cho dân chúng khắp nơi vào định cư. Bên cạnh việc lo cho dân có một đời sống sung túc, ông còn cùng với những cận thần của mình tổ chức nên một lực lượng quân đội hùng mạnh để đương đầu với các thế lực thù địch tại vùng đất dữ này.

Nguyễn Hoàng tuy một mặt vẫn ngầm xây dựng triều đại của riêng mình, nhưng mặt khác ông vẫn giả vờ thuần phục Trịnh Kiểm. Phải vậy thôi, giờ mà ổng làm phản lộ quá là Trịnh Kiểm xách quân nam tiến hốt xác luôn chứ đùa. Nguyễn Hoàng đi thuyền ra bắc gặp anh rể nói:

-Em khai hoang được ít lúa gạo, dâng cho anh để đánh nhà Mạc.

Trịnh Kiểm thấy thằng em biết điều thì hài lòng lắm, cho trấn thủ thêm đất Quảng Nam nữa. Thời chúa Nguyễn Hoàng nhân gian hết sức thái bình. Chợ không nói thách, đêm dân ngủ yên giấc, nhà không đóng cửa, nạn trộm cắp chưa bao giờ xảy ra, sản vật dồi dào. Trước hết là chúa khoan hòa, sử dụng người tài, thực bụng chiêu hiền đãi sĩ… Ông thậm chí còn gửi thư kết giao với mạc phủ Tokugawa Ieyashu lừng danh của Nhật Bản. Dân mến công đức gọi ông là Chúa Tiên. Anh hùng giữ nước thì có nhiều, nhưng anh hùng dựng nước có mấy ai được như Nguyễn Hoàng?

---

Rồi một ngày Trịnh Kiểm cũng qua đời. Ông ta có hai người con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng. Binh quyền được giao hết cho Trịnh Cối, nhưng ông này là một đệ tử lưu linh chính hiệu, say xỉn tối ngày và mê gái. Thành ra mọi người xúi em ông là Trịnh Tùng lên thay. 

Mạc Kính Điển nghe tin thì cười:

-Anh em nó ghét nhau, thật là có lợi cho nhà Mạc ta.

Rồi nhà Mạc kéo 100 nghìn quân quyết làm gỏi nhà Lê. Trịnh Cối đánh không nổi liền sợ hãi, dắt vợ con ra đầu hàng quân Mạc. Trịnh Tùng chửi:

-Thằng anh ăn hại chó má!

Toàn bộ binh quyền nhà Lê lúc bấy giờ chuyển thẳng qua Trịnh Tùng. Ông phò tá vua Lê Anh Tông nhưng do quân yếu hơn nên buộc phải lui để thủ. Mạc Kính Điển đánh mãi không ăn được Trịnh Tùng thì mới nhìn về phía nam của Nguyễn Hoàng, nói:

-Thằng trẻ trâu Tùng này nó lì quá, còn ông Hoàng già rồi, quất đi!

Liền sai tướng Lập Bạo đem 60 chiến thuyền đánh vào Thuận Hóa. Đươc tin, chúa Nguyễn Hoàng nghĩ ra Mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Chúa nhờ một cô gái xinh đẹp tên Ngô Thị Ngọc Lâm mở một quán nước để Lập Bạo vào uống nước tán tỉnh. Chúa dặn người con gái ấy rằng:

-Cô gái, ban đêm nếu Lập Bạo lẻn vào nhà thì hãy để hắn ngủ thật say, sau đó cột tóc hắn vào góc giường rồi dùng dao chém. Thành công ta sẽ ban thưởng.

Nhưng Lập Bạo là kẻ thông minh nên đã đề cao cảnh giác. Khi cô gái vừa đưa dao lên chém. Hắn vụt vùng dậy giật lấy cây dao, cắt phăng lọn tóc rồi chạy thẳng ra khỏi nhà, nhảy xuống sông và lặn sâu dưới nước.

Như vậy kế hoạch ám sát Lập Bạo đổ bể. Sáng hôm sau có một con chim bay tới, bay lui trên mặt sông và kêu Trảo Trảo. Nguyễn Hoàng sinh nghi:

-Coi chừng Lập Bạo nó trốn dưới đó.

Nên sai quân lính đem thuyền bè và lưới ra giăng bắt, quả thật Lập Bạo bơi tới đâu thì chim bay tới đó, và kết cục thế nào thì các bạn tự hiểu. Để tỏ lòng nhớ ơn thần điêu đại hiệp, chúa Nguyễn Hoàng cho lập một miếu thờ có tên Trảo Trảo bên bờ sông.

---

Lại nói về Trịnh Tùng, quả thật ông Kiểm giỏi thì ông con cũng giỏi không kém. Tùng rất mưu trí, dần dần đã khẳng định được rằng ai mới làm chủ đất bắc. Quân Mạc bị thua trận, tổn hại rất nhiều. Năm 1592, Trịnh Tùng quyết định đánh những trận cuối cùng với với quy mô lớn:

-Mọi người cứ thoải mái ăn Tết. Ta sẽ làm lễ tế cáo trời đất và tiên đế nhà Lê, sau đó tất cả chúng ta cùng kéo về kinh thành Thăng Long!

Quân đi đến đâu, nhân dân tranh nhau đem rượu và trâu bò đến đón. Vua Mạc Mậu Hợp thất thủ, bỏ Thăng Long mà chạy. Họ Trịnh và họ Mạc sau đó đại chiến với nhau dữ dội thêm mấy lần nữa. Dân chúng chạy trốn lưu li, ngoài đường vang đầy tiếng khóc. Cuối cùng Trịnh Tùng bắt được Mạc Mậu Hợp, đem bêu ba ngày rồi chém đầu, đóng đinh vào hai mắt, bày ra ở chợ. Sau đó Tùng truy sát những người còn lại của nhà Mạc rồi đem chém hết. Nhà Mạc kể từ Thái Tổ Mạc Đăng Dung đến đây thì tan rã sau 67 năm.

-Đừng có nhờn với sếp Tùng. Anh mà đã đánh là nhà Mạc chỉ có thành nhà Mạt.

Tùng đắc thắng phủi tay, rồi cưỡi ngựa vào Thăng Long, ông đã trung hưng thành công vương triều Lê. Nhà Lê kể từ khi mất ngôi đến bây giờ được trở về chốn xưa nhưng vị thế đã không còn được như trước nữa. Quyền uy ngày một cao, Tùng muốn được phong tước Vương bèn sai người vào xin với vua Lê. Vua bất đắc dĩ phải đồng ý. Tùng được mở phủ chúa và lập bộ máy quan lại riêng. Từ đấy chính sự trong nước do sếp Trịnh Tùng MTP quyết định. Tùng liên tục phát hành các bản hit “Lê của ngày hôm qua”, “Ngôi báu xa dần”, “Âm thầm bên vua”... 

Nói chung hết thảy công việc quốc gia đại sự đều do phủ chúa định đoạt. Nhà vua chỉ còn mặc áo long bào, cầm hốt ngọc để nhận lễ triều yết. Nói chung là vua Lê chả phải làm gì, chỉ có đuổi hoa bắt bướm cho qua ngày tháng, mọi chuyện trong nước lớn nhỏ đã có chúa Trịnh lo tất tần tật =)). 

Uy danh của Trịnh Tùng càng trở nên lừng lẫy. Thậm chí Tùng còn trừ khử Lê Anh Tông, lập Lê Thế Tông. Vua Thế Tông trẻ tuổi và lắm bệnh tật nên bị coi thường. Thỉnh thoảng Trịnh Tùng chỉ hỏi qua loa đôi việc cho có lệ mà thôi. Nhưng dẫu sao thì địa vị của vua Lê cũng không đến nỗi quả kém cỏi. Các vua nối tiếp nhau tuy bị chúa Trịnh ra sức lấn át, thậm chí là bị giết nhưng tiếng nói của hoàng đế vẫn còn có người nghe và về hình thức chính quyền vẫn là một mối, đứng đầu là vua Lê.

Cầm quyền trong thời loạn, Trịnh Tùng luôn phải đối phó với nhiều lực lượng: tranh chấp quyền hành giữa anh em, vua Lê đòi lấy lại thực quyền, chiến tranh với nhà Mạc ở phía bắc, chúa Nguyễn Hoàng chống đối ngầm ở phía nam. Vị trí "dưới một người trên vạn người" của Trịnh Tùng khiến ông trở thành tiêu điểm cho sự tấn công của các lực lượng này. Trong hoàn cảnh đó, muốn giữ vững ngôi vị thì ngoài tài năng cầm quân và cai trị, Trịnh Tùng buộc phải trở thành người cứng rắn, quyết đoán và đôi khi trở nên tàn nhẫn. Có sử gia nhận xét:

-Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ cho lắm, đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như Vương Mãng và Tào Tháo. Dựa vào công lao trước của cha, Trịnh Tùng có công rất to, mà mang tội cũng nặng lắm. Không làm như vậy thì không đủ để diệt nhà Mạc mà phù Lê được. Mạc tuy bị diệt rồi, nhưng Trịnh lại lù lù ở đó thì cũng lại là một Mạc thứ hai mà thôi! 

Tùng tuy gian tà nhưng vẫn không dám cướp ngôi, là vì e rằng nếu thoán đoạt thì giang hồ sẽ nổi lên lấy cớ phù Lê diệt Trịnh, rồi mình lại mất công đi đánh, mệt lắm. Thôi thì làm chúa cũng vui mà, hihi. Từ đó sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức bắt đầu.

Nhưng mối lo ngại lớn nhất của Trịnh Tùng vẫn là người cậu Nguyễn Hoàng. Tùng gửi thư vào Thuận Hóa:

-Cậu, hỗ trợ cháu đánh dẹp tàn dư họ Mạc với. Bọn nó vẫn đang trốn ở Cao Bằng đấy.

Nguyễn Hoàng đưa quân ra bắc giúp Trịnh Tùng trong 8 năm trời. Tùng sau đó tiếp tục giữ Hoàng ở lại để giám sát, không cho về Thuận Hóa. Hoàng khổ tâm:

-Làm sao về nhà được đây? Thằng cháu nó giam lỏng ta rồi.

Bỗng dịp trời cho đến, có kẻ làm phản Trịnh Tùng. Hoàng chộp lấy cơ hội xin đi đánh dẹp, rồi lén trở lại miền nam. Tùng bất ngờ lắm, bèn viết thư dọa:

-Ủa sao cậu bảo giúp cháu dẹp loạn nay lại bỏ về? Do bọn chúng xúi giục hay là do cậu tự ý? Cậu coi thường cháu vậy à? Suy nghĩ kỹ lại hành động của mình đi, đừng để sau này hối hận không kịp!

Để làm dịu tình hình, Nguyễn Hoàng đã viết thư:

-Cậu xin lỗi, dưới Thuận Quảng đang có việc gấp cần cậu, không về không được. Để cậu tạ tội nhé Tùng.

Rồi Hoàng lấy thóc lúa vàng bạc cống nộp cho Trịnh Tùng, đồng thời gả con gái cho Trịnh Tráng để kết nghĩa thông gia. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra Thăng Long nữa, quyết 'rạch đôi sơn hà', lo cấp tốc xây dựng xứ Đàng Trong cho thật mạnh vì Hoàng biết rằng một ngày nào đó gia tộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài sẽ trở thành kẻ thù của mình.

Và đúng là như thế, hai vị chúa Trịnh Tráng (con Trịnh Tùng) và Nguyễn Phúc Nguyên (con Nguyễn Hoàng) về sau trở thành địch thủ truyền kiếp. Đến nỗi “Khổng Minh” Đào Duy Từ phải cho đắp Lũy Thầy chia cắt nam bắc để ngăn hai bên phang nhau sống mái. Nhưng như vậy vẫn là không đủ để ngăn cuộc chiến 200 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh trở thành hiện thực.
Chi tiết

Chuyện kể về chúa Trịnh đầu tiên - Trịnh Kiểm

chúa trịnh trịnh kiểm

-Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…

Góa phụ Hoàng Thị Dốc ôm cậu con trai 8 tuổi Trịnh Kiểm ngân nga. Đêm nay là rằm trung thu, hai mẹ con ngồi dưới cây đa đầu làng ngắm trăng sáng. Nàng Dốc hỏi:

-Con thương mẹ nhiều không?

-Con thương mẹ nhiều lắm.

Trịnh Kiểm ngây thơ nói. Cậu bé mồ côi cha khi chỉ mới lên 6, nàng Dốc vất vả một mình nuôi con. Hai người sống trong ngôi nhà tranh xiêu vẹo ở cuối thôn Hổ. Hàng ngày nàng phải đi hái rau rừng để kiếm gạo cho Trịnh Kiểm ăn. 

-Con sẽ học hành cho thật giỏi, lớn lên đỗ đạt làm quan.

-Hứa đó nha.

-Dạ con hứa thật mà!

Kiểm nhìn mẹ, nhe hàm răng sún ra cười toe toét. Nàng cười rồi siết nhẹ cậu bé vào lòng, lắc lư hát tiếp:

-Gió không có nhà, gió bay muôn phương, biền biệt chẳng ngừng, trên trời nước ta…

---

Không phụ lòng mẹ, Trịnh Kiểm năm 16 tuổi cao lớn vạm vỡ. Cậu bé lại còn rất lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt là rất can đảm. Cậu thường tụ tập những đứa trẻ chăn trâu chia phe đánh trận trong rừng như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa, và hễ phe nào có cậu thì luôn chiến thắng.

-Thôi tụi bay ở lại chơi nha, tao đi làm đã.

Kiểm vẫy tay chào đám bạn rồi vác rìu lên rừng chặt củi. Được bao nhiêu cậu đem bán hết mua đồ ăn cho mẹ. Chưa kể Kiểm rất chịu thương chịu khó, cậu còn đi làm thêm, gánh mướn quần quật suốt ngày. Quẹt mồ hôi trên mặt, Kiểm cúi đầu cám ơn người chủ:

-Vâng con xin ông.

Cầm số tiền còm cõi, Kiểm giắt vào lưng quần rồi đi bộ về nhà. Mẹ cậu đang ngồi trước sân thổi cơm, thấy bóng Kiểm đầu đường bà vội đứng dậy đón con trai. Buổi tối hai mẹ con ăn cơm rau với cá khô. Bà Dốc gắp cho Kiểm rồi nói:

-Ăn nhiều lên con, còn có sức làm việc.

Kiểm vâng dạ rồi lùa cơm vào mồm nhai ngấu nghiến. Kiểm làm công việc chân tay, tuy lương thiện nhưng tiền bạc không được bao nhiêu, thành thử bữa cơm của hai mẹ con luôn có phần… thanh đạm. Bà Dốc cười buồn:

-Mẹ xin lỗi vì đã không cho con được cuộc sống sung sướng như bao đứa trẻ khác.

Kiểm ngừng ăn. Ngẩng đầu lên nhìn mẹ, cậu ân cần:

-Sao mẹ lại nói vậy? Con cảm thấy cuộc sống hiện tại rất hạnh phúc. Có mẹ, có con, mình lao động chân chính kiếm miếng ăn thì có gì phải hổ thẹn?

Bà Dốc nhẹ nhàng:

-Mai là sinh nhật con rồi Kiểm, mà mẹ chẳng có tiền để làm cho con một bữa ngon lành.

Kiểm cười:

-Con đâu cần. Mà thôi, con có để dành được ít tiền mà, ngày mai con đãi mẹ nhé.

Nói là làm, hôm sau Kiểm ra chợ mua gà. Tên bán hàng thấy cậu nghèo khổ nên nói thách: 

-Không bán, gà này đắt lắm, mày không đủ tiền mua đâu.

Mặc cho Kiểm năn nỉ hết lời hắn vẫn cương quyết không bán. Biết mẹ thích ăn nên nhất định hôm nay cậu phải đem được gà về nhà. Đi ngang nhà hàng xóm thấy có bầy gà mái tơ. Kiểm đứng nhìn một lúc, thấy không có ai bèn rón rén vào sân cắp lấy một con đem về. 

-Mẹ ơi mẹ, con mua được gà rồi, đợi chút con luộc cho mẹ ăn.

Kiểm cầm hai chân con gà béo mập xách lên khoe. Bà Dốc cười, nhanh nhảu đi đun nước trong lúc Kiểm cắt tiết gà. Bỗng có tiếng huyên náo, Kiểm nhìn ra ngoài thì thấy dân làng ùn ùn kéo đến. Người hàng xóm trỏ vào Kiểm quát:

-Nó ăn trộm gà của tôi, trưởng thôn thấy rồi đó!

-Bắt nó!

Trưởng thôn gằn giọng. Ba bốn thanh niên xúm lại vật kiểm xuống, thêm mấy tên nữa xộc vào nhà túm mẹ Kiểm lôi ra sân. Lão trưởng thôn chậm rãi đi đến con gà đang bị vặt lông dở, rồi quay sang Kiểm hỏi:

-Mày có biết ở thôn này ăn cắp thì phải phạt thế nào không thằng kia?

Dân làng nhao nhao:

-Ném xuống vực!

-Phải, ném xuống vực!

Lão nạt, rồi ra lệnh hình phạt được thi hành ngay lập tức. Bà Dốc gào lên:

-Đừng giết con tôi, nó còn nhỏ có biết gì đâu? Chính tôi sai nó đi trộm gà đấy. Giết thì giết tôi này!

Trưởng thôn quắc mắt:

-Biết luật mà vẫn phạm luật. Được lắm, tha cho thằng nhỏ, ném mụ xuống vực!

Trịnh Kiểm vùng vẫy nhưng bị ba bốn người kẹp chặt, bất lực nhìn mẹ mình bị kéo đi. Nước mắt cậu ràn rụa:

-Đừng, đừng giết mẹ tôi, đừng giết mẹ tôi mà!

Lão trưởng thôn lạnh lùng:

-Phép vua còn thua lệ làng. Tha cho nhà mày rồi để cái thôn này loạn lên à?

Tim phổi Trịnh Kiểm đau như dao xé khi nghe những lời cuối cùng của bà:

-Sống tốt nhé con trai của mẹ...

-MẸ! MẸ ƠI! MẸ ĐỪNG BỎ CON MÀ!!!

Cậu tuyệt vọng vươn tay ra như muốn níu kéo bàn tay mẹ mình, bàn tay thân thương hằng đêm vẫn vuốt tóc cho cậu yên giấc. Tiếng thét của Kiểm vang lên tận trời xanh, rồi mất hút vào không gian…

---------
-----
---

Trịnh Kiểm ngồi trong sân vườn quạnh quẽ. Căn nhà vẫn còn đó nhưng mẹ cậu đã không còn. Gió thổi xào xạc vuốt ve khuôn mặt cậu như muốn an ủi chàng trai bất hạnh. 

-Mẹ ơi, con xin lỗi, con bất hiếu…

Bà Hoàng Thị Dốc nằm lặng dưới bờ sông. Bầy vẹt bay lượn dẫn đường cho Trịnh Kiểm. Cậu khóc tức tưởi khi nhìn thấy thi hài mẹ. Kiểm bế xác mẹ về nhà rồi an táng cẩn thận. Tình cờ có một thầy địa lý đi ngang, thấy ngôi mộ liền nói:

“Chẳng đế chẳng bá
Quyền nghiêng thiên hạ
Truyền được tám đời
Trong nhà dấy vạ.”

Rồi ông quay lưng bỏ đi, như mây như gió. Kiểm không hiểu, và lúc này cũng không còn tâm trí đâu mà hiểu. Trước mặt cậu giờ chỉ còn một màu đen tăm tối hòa cùng nỗi đau đớn và nước mắt. Dành chút sức lực cuối cùng, cậu bước đi vô hồn tới cây đa mà nhiều năm trước mẹ ôm cậu vào lòng xem trung thu. Kiểm nhắm mắt lại, một bầu trời đầy trăng sao hiện ra, ở nơi đó có nụ cười hiền hậu của mẹ. Cậu quỳ xuống lạy một lần cuối rồi bỏ đi khỏi làng mãi mãi…

Bấy giờ nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, vua Mạc Đăng Dung tuy không thảm sát nhưng đuổi tất cả hoàng tộc ra khỏi Thăng Long. Danh tướng Nguyễn Kim bất bình nên đã đem hết con cháu sang Lào. Bấy giờ Lào với Việt đang có giao hảo tốt nên chúa đất ấy mới tặng Sầm Châu cho Nguyễn Kim.

-Ta sẽ chọn đây làm nơi nuôi dưỡng sĩ tốt, chờ ngày khôi phục lại nhà Lê!

Nguyễn Kim nói với hai con trai Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Ông thu dụng được vài nghìn người, 30 con voi và 300 con ngựa. Theo lời thỉnh cầu của các tướng, liền trở về Việt Nam tuyên chiến với nhà Mạc. Lúc bấy giờ đối thủ của ông là con trai Mạc Đăng Dung, vua Mạc Đăng Doanh. Hai bên kịch chiến điên cuồng, ngang tài ngang sức nên bất phân thắng bại. Rồi một đêm mưa to, nước sông dâng lên, nhà Mạc dùng thuyền chiến xuất trận, Nguyễn Kim đại bại phải chạy ngược về Lào.

-Không ổn rồi, phải tìm cách khác.

Nguyễn Kim trăn trở. Cuối cùng ông cũng tìm được một người hoàng tộc, đưa lên ngôi ngay tại Lào, sử gọi là vua Lê Trang Tông. Có giai thoại rằng mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông, sau đó có mang và sinh ra ông, gọi là Chổm. Chổm nhà nghèo đến mức nếu sống ở năm 2015 là phải lên chương trình “Cặp lá yêu thương” của VTV để kêu gọi các nhà hảo tâm rồi. Cậu phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ. Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua.

Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ một số người bán chịu cho Chổm ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Chổm làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Chổm đã thành đạt, làm quan to. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại đòi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ. Chổm ôm đầu thốt lên:

-Đậu xanh, đâu ra lắm anti fan thế, mấy ông kia tui có quen đâu mà đòi? Ê ê xê ra coi, bu lại đông quá sao xe đi. Đúng dân Việt Nam...

Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội. "Nợ như chúa Chổm" trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều. Người đời có câu ca dao:

"Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô."

Trở lại, Chổm vừa lên làm vua đã cùng Nguyễn Kim bàn bạc:

-Ta nhờ nhà Minh đánh bọn Mạc, được chăng?

-Chỉ còn cách đó.

Chổm cho người vượt biển sang nhà Minh, méc tội trạng của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đánh dẹp. Vua Minh nhận tờ tấu, cất quân sang hỏi tội Mạc Đăng Dung. Thượng hoàng nhà Mạc nghe tin liền thất kinh. Không còn cách nào khác, ông buộc phải nhịn nhục lên ải Nam Quan xin thần phục và trả lại các đất cũ ngày xưa thuộc Tàu để quân Minh rút lui. Nhờ đó nước ta tránh được viễn cảnh đô hộ khủng khiếp như sự cố Hồ Quy Ly ngày xưa.

Nguyễn Kim khởi nghĩa tái lập nhà Lê rồi, thế Nam - Bắc triều giữa vua Lê và vua Mạc hình thành. Lại nói về Trịnh Kiểm bỏ quê đi lưu lạc, không ai rõ đi đâu, nhưng cậu vốn là người giỏi giang tháo vát nên được nhà giàu nhận vào ở đợ, giao cho việc chăn ngựa. Nhờ đó Kiểm rất rành về loài vật này, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và huấn luyện ngựa, nhất là ngựa chiến. Đây có thể xem là tài lẻ mà cậu học được trong hành trình bôn tẩu giang hồ. Trịnh Kiểm là một tay kỵ mã tài giỏi nên nhà Mạc phát hiện và tin dùng, giao chăm sóc huấn luyện đàn chiến mã hay nhất của mình ở Thọ Liêu. Được ít lâu có người khuyên Trịnh Kiểm:

-Ông không nên cộng tác nữa vì nhà Mạc phi nghĩa. Tốt hơn theo ông Nguyễn Kim dưới miền nam để cùng chống Mạc.

Trịnh Kiểm nghe theo, nửa đêm trốn đi, mang theo con ngựa chiến đầu đàn. Nguyễn Kim có được ông thì mừng lắm:

-Có Trịnh Kiểm xuất chúng ở đây thì đại sự ắt thành!

Quả thật có lần khi quân Mạc tấn công vào kinh thành, Nguyễn Kim bị vây khốn đốn giữa vành đai của địch. Trước đó Kim đã giao ước với các tướng rằng:

-Ta sẽ gả con gái cho bất cứ ai giải cứu được ta và nghĩa quân.

Trịnh Kiểm đứng bật dậy hô lớn một tiếng rồi nhảy lên ngựa phi thẳng vào lòng địch chém giết, dũng mãnh như Triệu Tử Long ngày xưa xông vào biển quân Tào cứu chúa. Một đường máu được mở ra, Nguyễn Kim và nghĩa quân rút lui an toàn. Vì vậy theo lời hứa Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Kiểm và giao nhiều trọng trách, đặc biệt là việc huấn luyện kị binh. Vua Lê thấy Kiểm đẹp trai nên phong tước cho ông. Sự nghiệp của cậu bé nghèo Trịnh Kiểm ngày xưa giờ thăng tiến vùn vụt. 

Một hôm, Nguyễn Kim được một hàng tướng nhà Mạc tên Dương Chấp Nhất dâng cho quả dưa:

-Dưa ngọt nhà trồng, mong ngài dùng thử.

Nguyễn Kim tin thật nên cười rồi cũng thử vài miếng. Ông về nhà thì bỗng thấy trong người khó chịu, đầu váng mắt hoa, rồi lục phủ ngũ tạng đau như bị cào xé. Trịnh Kiểm thấy cha vợ da nổi đầy những vết đen, hộc máu đổ gục xuống thì hốt hoảng, vội gọi quan ngự y rồi đưa ông lên giường. Nguyễn Kim thều thào:

-Ta bị phản bội… Không còn sống được nữa… Anh hãy thay ta chăm sóc Ngọc Bảo, Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng nhé. Hãy tận trung với triều đình, đừng bỏ cuộc, Trịnh Kiểm…

Nói rồi tắt thở. Kiểm rưng rưng, lo liệu an táng cho ông chu đáo. Sau đó toàn bộ quyền lực của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm, với tước hiệu Thái sư Lạng Quốc Công. Từ khi lên nắm binh quyền, Trịnh Kiểm ra sức củng cố lực lượng, chiêu mộ nhân tài, nên quân đội Nam Triều ngày càng hùng mạnh, khiến cho nhà Mạc ở phía Bắc phải kiêng nể. Tuy danh vọng tột đỉnh nhưng hằng ngày ông vẫn đứng nhìn về cố hương mà khóc:

-Mẹ ơi mẹ, con đã thực hiện được lời hứa ngày xưa, mà giờ mẹ đâu rồi…

Phàm khi người ta đã tới đỉnh cao quyền lực thì không muốn chịu nhún mình trước ai. Kiểm lên kế hoạch phế bỏ vua Lê để tự mình lên làm trùm, thế nhưng vẫn còn chút lưỡng lự:

-Ta phò nhà Lê chống nhà Mạc, giờ chính ta lại cướp ngôi nhà Lê, e rằng thiên hạ phỉ nhổ.

Thế là ông cho người tới hỏi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình cũng khuyên:

-Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.

Trịnh Kiểm hiểu rằng muốn được cái tiếng trung, mà dòng họ lại vinh hoa phú quý thì tốt nhất là cứ làm thần tử nhà Lê. Thế là ông chưa một ngày làm vua, các con cháu ông cũng chưa một ngày nào làm vua, nhưng địa vị và quyền lực thì có thể coi như vua của Đại Việt, sử gọi chúa Trịnh. Ứng nghiệm với câu sấm ngày xưa: "chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ"

Còn một mối lo cuối cùng mà Trịnh Kiểm phải giải quyết để thực sự làm trùm cuối là các con trai Nguyễn Kim:

-Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta!

Trịnh Kiểm âm thầm giết chết Nguyễn Uông, và con mồi tiếp theo là Nguyễn Hoàng. Hoàng sợ hãi bèn nhờ chị ruột Ngọc Bảo xin cho vào phương nam để trấn thủ. Kiểm nghe vợ năn nỉ thì cũng xuôi xuôi, ông nghĩ:

-Đất Thuận Hóa còn được được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, nổi tiếng khô khát nắng nôi. Ta không cần phải ra tay chi cho mang tiếng. Cứ để thằng Hoàng vào đó là nó tự chết.

Ông ưng thuận và Nguyễn Hoàng lập tức thu xếp lên đường lánh nạn. Trái với tính toán của Trịnh Kiểm, ông cả đời gian hùng nhưng phút cuối lại quá ngây thơ để sổng đối thủ lớn nhất đời mình. Từ miền cát trắng cằn cỗi này, với tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Hoàng đã góp phần dựng nên hình hài nước Việt gấm vóc để lại cho hậu thế hôm nay và ông cũng chính là vị chúa Nguyễn đầu tiên, ông tổ của vua Gia Long nhà Nguyễn. Bình minh của thời đại 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh đã dần lộ diện.

---
Clip ngày xưa mình làm. Do là ngày xưa nên hình tượng Trịnh Kiểm không giống lắm, hình dưới dây sát hơn :3: https://goo.gl/olRlIG
Chi tiết

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc