Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà Lê Trung Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà Lê Trung Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Chuyện tình Nguyễn Huệ - Ngọc Hân

ngọc hân

Nguyễn Văn Huệ và Lê Ngọc Hân gặp nhau lần đầu khi chàng ra bắc tiêu diệt họ Trịnh. Không phải như quan điểm ngày nay, thời đó cả nam bắc đều sợ Tây Sơn và xem họ là giặc. Cũng phải, từ đâu mọc ra ba ông tướng đứng lên triệu tập hào kiệt thiên hạ đốt phá cướp bóc quan lại, thanh thế hùng hổ bốn phương, khiến cho cả Lê Trịnh Nguyễn lúc ấy đều khiếp hãi.

"Bờ cõi thanh bình đã hai trăm năm
Ở nơi thâm cung xuân sắc, người đẹp bị khóa chặt
Cô đơn nằm trên nệm gấm hồng tươi
Say giấc mộng bướm dưới lớp áo hoa biêng biếc
Không phải là thần tiên không có người sánh đôi
Mà cám cảnh thơ ngây bỗng vương lòng lưu luyến
Song the hiu quạnh, bông mai đượm tuyết
Vườn uyển sâu thẳm, liễu ám khói sương
Mùa hoa đi qua, xuân cũng đã hết
Cánh hoa tàn, tơ mành buông, thật là đáng thương

Tùng Tùng! Đâu đó vang lên tiếng trống ven thành
Lũ rợ Kiệt đến, bụi mù khắp Tràng An
Chưa cuối hè mà đã có gió lay lá
Đương xuân chín mà bỗng lác đác giọt mưa bứt hoa."

Ngọc Hân đứng nép phía sau vua cha, bẽn lẽn nhìn người anh hùng Tây Sơn vào chầu. Ấn tượng ban đầu của Ngọc Hân về Nguyễn Huệ là một người đàn ông già dặn phong trần, mặc áo vải lòe loẹt, nói giọng Bình Định nặng trịch. Nàng vốn con gái Hà Nội kiêu kỳ, lại là công chúa quyền quý của một dòng tộc cai trị Việt Nam mấy trăm năm. Trong số những người con của Lê Hiển Tông thì Ngọc Hân là cô bé xinh đẹp và nết na nhất. Hai người vốn chẳng có gì xứng đôi cả.

"Đấng mày râu không có gan giữ được cung thành
Để bực quần thoa phải gán thân cho giặc mạnh
Con gái Thiên vương phải làm phi cho Thượng Công
Nào phải bậc chúa hoa tầm thường."

Nguyễn Huệ tuy là bậc trượng phu thét ra lửa mửa ra khói nhưng khi thấy Ngọc Hân kiều diễm quá cũng bị đốn tim, đổ cái rầm như một tòa nhà cao tầng bị ăn cắp vật tư. Nguyễn Hữu Chỉnh tìm cách mai mối Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Quân Tây Sơn chuyên đánh cướp nên giàu khỏi bàn. Ngày làm đám hỏi xem sính lễ của Nguyễn Huệ còn oách hơn Sơn Tinh Thủy Tinh đi hỏi Mỵ Nương. Để liệt kê xem: hai trăm lạng vàng, hai ngàn lạng bạc, hai chục tấm đoạn màu, bày biện gươm giáo cờ quạt. Chưa kể mấy ông họ nhà gái đi ăn cưới khỏi cần phong bì, ra về còn được chú rể biếu 200 lạng bạc nữa. Thanh niên Nguyễn Huệ rất biết chơi, mà lại còn chơi rất đẹp.

"Để tỏ lòng tôn vinh đối với hoàng tộc
Sính lễ cùng nghi thức hết sức đặc biệt
Ngựa xe như mây nước, tùy tòng mặc toàn gấm vóc
Đám phù rể phong lưu, áo mũ xênh xang.
Bọn phu quạt, phu khiêng kiệu đều lạ lùng
Người kinh đô thấy đều gọi là ‘cha’
Ai cũng hâm mộ chú rể
Còn cô dâu trông thấy chàng rể thì buông đôi tay.
Quần áo thì sặc sỡ diêm dúa, giọng nói thì trọ trẹ
Dáng dấp ngang tàng, da dẻ nhăn nhúm."

Ngọc Hân vốn khi ấy chẳng có tình cảm với Nguyễn Huệ, lại hơi sợ sệt, nhưng là người có ăn học nên khi đối đáp thì cũng lựa lời, bảo rằng lấy được chàng là một may mắn lớn. Nguyễn Huệ nghe người đẹp nịnh thì sướng tít mắt, cười hề hề suốt. Năm ấy công chúa mới 16 tuổi, còn anh hùng áo vải thì vừa 33. Rồi thì cũng đến lúc động phòng. Mấy em dưới 18 đề nghị che mắt lại và skip qua đoạn này, không nên đọc nếu không có phụ huynh đọc cùng.

"Ở bên trong, một vật trông rất nguy nga
Cùng với tứ chi, sừng sững thành năm ngọn
Lúc tĩnh lặng, giống như cao tăng nhập tọa
Lúc động đậy, tựa như võ biền vừa hát vừa múa.

Chẳng nói chẳng cười chẳng từ tốn
Gầm lớn một tiếng, mãnh liệt như hổ
Nghìn cân sà xuống, chồm hỗm chiếm bộ ngực như bơ
Tức tối xé rách chiếc váy là đang che cặp đùi tựa tuyết
Vật này ai cũng biết là có thể đâm người
Ngúc ngoắc rồi chọc vào cánh cửa êm ấm
Bông hoa kiều diễm trên cành bị oanh khùng giày vò
Con oanh khùng không hề giữ gìn bông hoa kiều diễm
Lớp lớp màng hoa, tiếng xé vải
Mảnh mảnh lò chì bốc lên những ngọn khói
Răng nghiến, xác thịt rung, mồ hôi như dầu
Nện bừa, rút quấy, làm không dừng
Phút chốc, giọt hồng trinh rớt trên dải váy
Âm thầm mấy độ xuân qua
Trên thân thiếp hai lỗ tựa vòng khâu
Trong nháy mắt thông thống thành một hốc lớn
Vén áo lót kiểm tra bỗng kinh ngạc
Bị sờ bóp không đáng giá nửa xu
Thâm tím, không còn màu trắng xưa kia
Méo mó, khác rồi khối tròn thưở trước

Gọi a hoàn bưng chậu nước đi tiểu một cái
Tiếng nước tiểu như dòng thác tuôn
Dòng thác sóng sánh một đi không trở lại
Ngọn gió thổi rụng cánh hoa đào
Hoa đào kiều diễm, khiếp sợ, không chịu nổi gió
Gió ngớt, hồn hoa còn thấy mệt lả
Vóc liễu gầy đi ba phần
Áo lụa gấp rộng một nửa
Việc này tuy không đến nỗi chết người
Nhưng cứ sớm mây chiều mưa sao lại không nát bét chứ

Từ khi chịu cái khổ lạ lùng lại được cái sướng lạ lùng
Sau khi sướng lại quên hết nỗi gian khổ ngày xưa
Chẳng lo ông chài khua chèo bị rít
Sóng đào bát ngát dâng ngập bờ cát phẳng
Vốc bên trái, sờ bên phải, thăm dò nhị hoa
Con oanh chẳng ngừng luồn, con bướm chẳng ngăn cản
Ngọc ngứa, hương gãi, không còn thẹn thùng
Trên ôm, dưới siết, cuộn lại tròn vo
Cuộc phong tình tràn ngập, lòng hoa bướm háo hức
Chỉ sợ rời ‘chúa hoa’ trong khoảnh khắc.

Kẻ man di thật thà, rất nhiều khi lên cơn hứng
Chỉ biết đâm dùi, chứ không biết nhẹ nhàng ve vuốt
Cảnh đời mây nổi, tựa như khách qua đường
Cả đời được mấy lúc hưởng trọn giấc xuân
Thú chăn gối không phân biệt người Kinh, người rợ
Si ngây chuốc lấy danh hão, người ngọc lỡ lầm
Không thấy đám phấn son ở Cẩm Cơ sao
Sau khi quân Tây Sơn đi, có mấy thằng quay lại?
Ai nấy hãy đem việc này nói rõ với chị em:
Lấy chồng thì cứ sớm lấy bọn Tây Sơn ấy."

Công chúa ngây thơ trong sáng chưa biết gì mà ông Huệ hấp tấp quá, đè ra mần thịt luôn. Nàng rất đau đớn và tức giận, thô lỗ đến thế là cùng. Nhưng sống với nhau lâu rồi… cũng quen. 6 năm chung chăn gối, nàng hạ sinh cho vua một bé trai và một bé gái kháu khỉnh.

Có thể buổi đầu gặp mặt còn nhiều ác cảm, nhưng khi hai ta về một nhà thì lại khác. Ngày Quang Trung băng hà, Ngọc Hân như sụp đổ. Nàng khóc thương người chồng anh hùng đến cạn nước mắt, trái tim như vỡ tan ngàn mảnh. Một nửa tâm hồn nàng như đã chết đi vào cái đêm tháng 9 ấy. Kỷ niệm ngày hai vợ chồng còn bên nhau quay về. Đó là những ngày khi thanh thản chung vui hạnh phúc, khi phải lo toan những điều thường nhật, những điều bình thường như với bất cứ một đôi vợ chồng nào khác. 

Ông tuy bên ngoài thô dữ nhưng bên trong lại tinh tế, hết lòng yêu thương vợ. Nhớ hôm nhà vua đại phá quân Thanh, giữa không khí thắng lợi tưng bừng vẫn không quên cho người mang một cành đào cấp tốc đưa về Phú Xuân cho người bạn đời. Nguyễn Huệ mất đi là một tổn thất không gì bù đắp được cho Ngọc Hân.

Cảnh ly biệt nhiều phần bát ngát,
Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi?
Càng trông càng một xa vời,
Tấc lòng thảm thiết, chín trời biết chăng?
(Ai tư vãn)

Bảy năm sau khi Quang Trung qua đời, một đêm ông hiển linh về điện Kim Tiền, đến bên giường vợ. Bàn tay thô ráp của người anh hùng nhẹ nhàng đưa lên má người vợ yêu dấu của mình, lau khô những giọt nước mắt chưa phai. Quang Trung khẽ nắm lấy tay nàng, Ngọc Hân giật mình tỉnh giấc và nhận ra là ai đang ngồi cạnh bên. Nàng bật dậy ôm chặt lấy chồng, không muốn buông ra. Nàng bật khóc rưng rức như đứa trẻ, lưng run theo từng tiếng nấc, như trút đi bao nhiêu thương nhớ của nhiều năm đằng đẵng đợi chờ. Quang Trung chỉ im lặng ngồi đó, lặng lẽ vuốt tóc vợ hiền. Lát sau ông nói:

-Đi cùng ta nhé, Ngọc Hân?

Quang Trung dịu dàng nhìn vào mắt vợ. Ngọc Hân thổn thức gật đầu, rồi đứng dậy đi theo ông. Nhà vua cầm tay vợ đi về phía cửa sổ của điện Kim Tiền. Rồi hai người đi mãi đi mãi, đi đến khi mất hút trong những vì sao trên trời đêm.

“Dù cho cuộc đời đầy những biển lớn dập vùi
Em vẫn yêu và chờ mãi anh
Vẫn yêu và tin một ngày mai
Mình cùng nhau chung bước trên thiên đàng…”
Chi tiết

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những cuộc phiêu lưu của Nguyễn Huệ - Phần 6: Ô Long đại đế

ô long

Xem lại phần 5: Quân sư chỉ lối

Ngày 22 tháng 12 năm 1788, 3 ngày trước giáng sinh,

Trời cuối năm mây mù xám xịt, gió lạnh rít thành từng luồng xoáy qua khe núi Ba Tầng, những giọt mưa đầu tiên đã rơi. Nguyễn Huệ oai phong lẫm liệt đứng trên đàn Nam Giao nhìn xuống. Phía dưới, mấy trăm quan liêu lớn nhỏ tụ tập đông đảo, dàn hàng thứ tự. Đội Tây Sơn thập hổ tướng đứng trước, toàn quân Phú Xuân đứng sau đến cả vạn người, đội ngũ chỉnh tề, quân uy rực rỡ, trải rộng như cả một biển áo vải bên ngoài. Công chúa Ngọc Hân nâng ấn ngọc hình rồng, trao qua Nguyễn Huệ. Huệ nhận lãnh, lập tức các quan đều đứng nghiêm trang để nghe đọc Chiếu lên ngôi:

“Nhà Thanh xâm phạm bờ cõi và chiếm lấy thủ đô Thăng Long nước ta. Trong lịch sử, Trưng Nữ Vương đánh Hán, Đinh Tiên Hoàng cự Tống, Trần Hưng Đạo phá Nguyên, và Lê Thái Tổ diệt Minh. Những đại anh hùng này không chấp nhận khoanh tay nhìn đất nước ta trở thành nô lệ. Họ hiệu triệu thiên hạ và đứng lên đuổi giặc. Nhà Thanh có lẽ đã quên mất kết cục của Hán, Tống, Nguyên, Minh. Ta sẽ làm chúng phải sống lại những ký ức hãi hùng ấy!

Ta là người áo vải đất Tây Sơn, không một tấc đất, vốn không có chí làm vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có vị minh chúa để cứu đời yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở rừng. Mấy nghìn dặm đất cõi trời Nam đều thuộc về ta cả. Ta tự lượng mình phận bạc, tài đức không theo kịp cổ nhân, mà đất đai rộng lớn thế, nhân dân đông đúc thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa.

Thế nhưng Lê Chiêu Thống bán nước, nhà Lê coi như đã không còn tư cách trị vì Đại Việt nữa. Theo ý trời, thuận lòng người. Ta tuyên bố nhà Lê đã chết, Tây Sơn lên thay. Kể từ hôm nay hãy gọi ta là...

QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ!”

Nguyễn Huệ vung Ô long đao. Bỗng trùng hợp một tia sét chói lòa rạch ngang bầu trời, tiếng sấm gầm lên như tiếng rồng thần nổi giận. Trăm quan văn võ đồng loạt quỳ xuống cùng tung hô: “Vạn tuế! Vạn tuế!”. Vua Quang Trung áo choàng bay phấp phới trong gió, ông bảo Trần Quang Diệu mang đến một cái mâm lớn, bên trên là 200 đồng tiền có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ: 

-Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nói xong, Quang Trung chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quả nhiên quân sĩ đều thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc sẽ đánh bại quân Thanh.

Quang Trung bước xuống đài, leo lên lưng ngựa chỉ huy:

-Ba quân sẵn sàng, chúng ta chuẩn bị lên đường.

Tất cả đã được La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lo chu đáo trước đó, sau lễ lên ngôi sẽ là lễ xuất quân. Binh sĩ hô lớn, binh khí rầm rập. Ánh mắt mọi người đều bừng lên niềm tin quyết thắng. Vua Quang Trung cầm đao chỉ về phương bắc:

-TIẾN LÊN, TÂY SƠN THẦN TỐC!

Rồi đoàn nghĩa quân khởi hành, khí thế hừng hực. Người đời sau có thơ kể rằng:

“Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ 
Cáo đất trời xin để lên ngôi 
Quang Trung hiệu triệu mấy lời 
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường.”

---

Ngày 26 tháng 12 năm 1788,

Sau gần năm ngày hành quân ròng rã, Quang Trung đã tới được Nghệ An. Từ đây đi Tam Điệp không còn xa lắm. Đúng như mưu của quân sư Nguyễn Thiếp, do chuyển hết những thứ cồng kềnh nặng nề như voi chiến và đại bác lên thuyền nên quân Tây Sơn di chuyển cực nhanh. Bạn nào còn tin cái trò 2 người khiêng võng 1 người ngủ rồi thay ca nhau thì bỏ đi nha, hư cấu lộ liễu. Đi kiểu đó thì đến Thăng Long nhờ quân Thanh đào sẵn hố rồi chôn giùm luôn chứ sức đâu mà đánh nữa.

-Chúng ta sẽ dừng ở đây 10 ngày để tuyển thêm quân sau đó đi tiếp.

Vua Quang Trung bảo các tướng. Mọi người vâng dạ thi hành. Cứ 3 suất dân thì lấy 1 suất lính. Thanh niên nô nức đến ghi danh. Tuy nhiên có nhiều người sợ nghĩa vụ quân sự nên bỏ trốn. Tây Sơn để đủ quân số, bắt lính gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Họ đem chó theo để tìm người trong rừng như tìm thú, lấy dao xỉa vào các đống rơm để xem có ai nấp không. Cuối cùng cũng gom thêm được 1 vạn người và một số voi.

-Được rồi, trực chỉ Tam Điệp!

Quang Trung tổng duyệt lần cuối, chỉnh lại hàng ngũ cho ngay ngắn rồi tiến quân. Bấy giờ đến được Tam Điệp thì đã qua năm mới dương lịch 1789. Quân Tây Sơn tại đây thấy bóng Quang Trung hoàng đế từ xa thì mừng hơn trúng số. Hóng dài cổ thì cuối cùng cứu tinh cũng đến rồi anh em ơi!!!

“Vua Quang Trung đường đường trước trận 
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong 
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng 
Trên đầu voi chiến hào hùng ruổi rong.”

-Báo cáo tình hình đi.

Quang Trung hỏi. Ngô Văn Sở vội vàng tâu:

-Bẩm hoàng thượng, thần đã tổ chức chuyển toàn bộ hàng từ cửa biển vào đây. Hiện voi chiến, đại bác, quân lương đã đầy đủ, không thiếu thứ gì. Cách dùng thuyền này quả thật tuyệt hảo!

Quang Trung nghe vậy thì cười lớn. La Sơn phu tử tiên sinh tính toán chẳng sai lệch chút nào, gọi kế này Tây Sơn thần tốc thật không ngoa. Vua xách long đao đi kiểm tra một lượt phòng tuyến Tam Điệp, quả thật các kho lương dựng lên đầy ắp, voi ngựa khỏe mạnh, lính tráng đông đảo. Rồi vua truyền lệnh:

-Ba quân đi đường xa đã mệt. Hãy nghỉ ngơi ít ngày rồi chúng ta tổ chức ăn Tết sớm. Ngày mùng 7 năm Kỷ Dậu vào được Thăng Long thì ăn Tết to!

Thế là mọi người nô nức tổ chức Tết nguyên đán sớm. Không khí vui như Tết thật, cũng trang trí doanh trại bằng đào hồng, cũng nồi bánh chưng tỏa khói. Nhiệt độ miền bắc vào những ngày tháng giêng luôn buốt giá nhưng bừng lên giữa núi rừng Tam Điệp lạnh lẽo đó là hình ảnh ngày Tết ấm cúng của nghĩa quân Tây Sơn. Vua Quang Trung cũng giản dị ngồi ăn bánh chưng bánh giò cùng các tướng trong đại bản doanh, mọi người nâng cốc mừng Tết Kỷ Dậu.

-Thăng Long đã trở thành sào huyệt của giặc. Thằng trùm cuối Tôn Sĩ Nghị đang ở đấy. 

Ngô Văn Sở nói, ông cùng Ngô Thì Nhậm thay nhau kể rõ tình hình Bắc Hà.

-Tuy nhiên để bảo vệ Thăng Long thì chúng đã dựng lên rất nhiều đồn xung quanh. Ta phải diệt các đồn đó trước rồi mới múc được thằng Tôn Sĩ Nghị.

Quang Trung ân cần hỏi:

-Khanh nắm chắc tình hình, vậy đánh thế nào là tốt nhất?

Ngô Thì Nhậm mỉm cười:

-Theo ngu ý của thần ta nên bí mật tấn công. Đại Việt với Trung Hoa có cùng Tết nguyên đán. Chắc chắn Tết chúng sẽ lo ăn uống tiệc tùng, lơi lỏng phòng bị. Ta cứ phang cật lực vào ắt địch tụt quần mà chạy.

Quang Trung khen:

-Chính hợp ý trẫm. Vậy nay ta chia làm 5 mũi tấn công. Đội một theo ta đánh Hà Hồi. Đội hai đánh Ngọc Hồi. Đội ba đánh Khương Thượng. Đội bốn đánh Lê Chiêu Thống. Đội cuối chặn đường về Trung Quốc của giặc. Các khanh nắm được chưa?

Các tướng hô “Rõ”. Có thơ kể rằng:

“Đến Nghệ An lấy quân tinh nhuệ 
Mười ngàn người chưa kể dân binh 
Vài trăm voi chiến theo mình 
Chia quân tả, hữu năm doanh rõ ràng 

Sau năm ngày bụi hồng lấm áo 
Tới ngang đèo dựng giáo nghỉ chân 
Vua cho mở tiệc khao quân 
Định ngày mùng bảy đầu xuân sẽ vào.”

Muốn biết trận chiến cuối cùng sẽ ra sao, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ.

Xem tiếp phần 7: Trận chiến cuối cùng


Chi tiết

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Phủ chúa Trịnh "hoành tráng" như thế nào?

phủ chúa Trịnh

Khi ấy nhà Lê lầy quá rồi, Trịnh Kiểm rất muốn cướp ngôi. Nếu ổng làm thật thì rất có thể lịch sử Việt Nam đã ghi tên vương triều nhà Trịnh. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lập tức bật dậy can ngăn, nhanh như phút 89 đội nhà bị dẫn bàn trước mà cụ được vào sân thay người: 

-Vị huynh đệ xin hãy dừng tay, lão phu có đôi điều muốn nói.

Rồi phán câu sấm:

-Thờ Phật, giữ chùa thì ăn oản. Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.

Có nghĩa là phò tá vua Lê, giữ vững vương triều nhà Lê thì không những được mang cái tiếng trung thần, mà lại còn sống sung sướng. Trịnh Kiểm nghe xong tâm tư lắm nhưng rồi cũng làm theo. Nhờ vậy mà tránh được vết xe đổ sau khi cướp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly.

Kế đó Nguyễn Hoàng thấy anh ruột bị Trịnh Kiểm giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói:

-Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
(Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được)

Thế là Nguyễn Hoàng vào nam trở thành chúa Nguyễn. Rồi khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ông nên làm gì đây. Ông đáp: 

-Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế.
(Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời).

Thế là cục diện thiên hạ chia ba hình thành, Mạc ở trên, Trịnh ở giữa, Nguyễn ở dưới. Không kém thời tam quốc bên Tàu. Mình trộm nghĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có số làm vua, mẹ cụ cũng muốn cụ lên ngôi hoàng đế nhưng chẳng được. Có lẽ vì vậy mà cụ nghịch cho thiên hạ đại loạn để đỡ bực mình chăng? =))

Nếu quả đúng như vậy thì chiếu theo điều 281 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

-Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Gần 300 năm đất nước bị chia cắt cùng hàng triệu người chết thì đủ nghiêm trọng chưa nhỉ? =)) Mà đùa tí cho vui thôi, chứ chắc cụ không có ý đó. Cụ Khiêm vẫn là nhà tiên tri số 1 trong lịch sử Việt Nam.

Trở lại với nhà Trịnh, thì lúc bấy giờ đẻ ra một hệ thống chính trị quái đản chưa từng có trong lịch sử Việt Nam là vừa có vua mà lại vừa có chúa. Cái này khá giống mô hình Mạc phủ bên xứ Đôrêmon, vua Lê chỉ là hình ảnh đại diện cho thương hiệu công ty, còn quyền lực nằm trong tay ông bầu Trịnh đứng đằng sau chỉ đạo.

Trịnh Kiểm mất thì con là Trịnh Tùng MTP lên thay. Tùng không còn là Tùng của ngày hôm qua nữa, liên tục lạm dụng quyền lực lộ liễu. Thậm chí xin vua cho làm vương mà vua cũng cho (vì không cho coi chừng tao à nha). Trịnh Tùng cho xây phủ chúa để sinh sống và làm việc. Bạn coi phim Tàu sẽ thấy cảnh vua chơi bịt mắt bắt dê với phi tần trong cung, “hoàng thượng mau tới bắt ta nha, hoàng thượng”. Thì chắc vua Lê khi đó cũng chẳng khác gì, rảnh rỗi quá mà. Mọi công việc của đất nước đều được đưa vào phủ cho chúa xử lý. Đúng kiểu em chỉ việc vui chơi thôi, còn cả thế giới cứ để anh lo.

Nói về phủ chúa Trịnh hay Soái phủ, tâm điểm của bài viết này. Thì nó là một tòa thành bằng gạch với hệ thống cung điện cực kỳ đồ sộ, chắc là công trình vĩ đại nhất mà Việt Nam từng thi công, chỉ sau Cửu Trùng Đài. Xây tới 1 thế kỷ rưỡi với mấy đời chúa cơ mà. Nó nằm ở trung tâm Hà Nội bây giờ, chỉ tính riêng cái khu nội phủ chứ chưa tính khuôn viên và các cổng bên ngoài nhé, là bao gồm khu bệnh viện Việt Đức, qua phố Tràng Thi, Thư viện quốc gia, Tòa án nhân dân tối cao, phố Hỏa Lò tới giáp phố Thợ Nhuộm. Mấy chỗ này bữa mình đi bộ đã thấy to phết.

Xung quanh phủ và ven các hồ lân cận thì các chúa cho xây dựng khá nhiều thứ như đình Tả Vọng trên nền Tháp Rùa ngày nay. Xây cung điện Khánh Thụy. Đắp núi Ngọc Bội để tôn vinh các chiến công ở bờ phía Tây hồ. Đặc biệt nhất là kỳ quan Ngũ Long Lâu mang hình 5 con rồng. Lầu này rất cao được dát bằng mảnh sứ và có đá cẩm thạch quấn quanh. 

Hồi đó Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có may mắn được mời vào phủ chúa để chữa bệnh cho Trịnh Cán. Ông vốn là người sống kín đáo, không thích check in, nhưng khi vào phủ chúa nhìn ngắm một lúc cũng thấy khoái quá. Thế là một tay thì bắt mạch cho Trịnh Cán, tay kia đăng tải một dòng trạng thái lên trang cá nhân để khoe ngay lập tức:

“Doctor Trac Đi tới cổng phủ, quan truyền mệnh dẫn qua hai lần cửa nữa rồi rẽ về phía trái. Tôi ngẩng đầu nhìn, thấy bốn bề tám phía chỗ nào cũng có cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua nở, gió thoảng hương trời. Hành lang, lan can quanh co, tiếp nối song song. Người giữ cửa truyền báo lệnh công đi lại tíu tít như mắc cửi. Vệ sĩ canh gác cửa cung, ra vào phải có phù hiệu…

Vòng quanh ước chừng một dặm, nơi nào cũng lầu đài, đình, gác, rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây lồng, suốt lối toàn hoa cỏ kỳ lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc ngang lạch nước quanh co, lại có lan can toàn bằng đá màu. Tôi vừa đi vừa ngắm, thực chẳng khác gì cõi tiên vậy.
Like Comment Share
Just Now”

Danh sĩ Nguyễn Án cũng không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại khi ông có mặt tại phủ chúa ngay trong đêm lễ hội. Đâu phải dân đen nào cũng được phép vào một nơi sang chảnh như này trong một dịp như này? Tao phải cho bọn bên ngoài ăn bánh gato đến chết. Ông up ảnh rồi tag bạn bè vào điên cuồng:

“An Nguyen Mỗi năm đến tết Trung thu, từ trước mấy tháng, chúa phát gấm trong cung ra để làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Đến ngày chúa ngự ra chơi Bắc cung, cung có cái ao gọi là Long Trì rộng nửa dặm. Trong ao trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng. Ven ao đắp đất trồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt có hình thế. Có những chỗ khuỷu để cho nhạc công ngồi đàn sáo. Bờ ao trồng hàng mấy trăm cây phù dung, treo đèn ở trên. Sóng trăng rập rờn, trông xa tựa hàng vạn ngôi sao sáng…
Like Comment Share
5 minutes ago

150 likes

Comment 1 Chà ông sướng quá, up nhiều ảnh lên nhé.

Comment 2 Anh em report chết mẹ nó đi.

Comment 3 Muốn vào phủ thì mua vé ở đâu vậy Án huynh? Đi đông có giảm giá không?"

Nói chung Việt Nam mình không phải là không có kỳ quan nhân tạo, có điều mấy ổng đốt hết rồi hihi. Như Lê Chiêu Thống suýt bị Trịnh Bồng cướp ngôi, giận quá bèn đốt luôn phủ chúa. Đám cháy lan khắp hai phần ba kinh thành và cháy trong mười ngày liền. Thời đó đâu có xe cứu hỏa nên bó tay rồi. Làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Hà Nội và di sản văn hóa thế giới, uổng dễ sợ. Btw, fuck you Lê Chiêu Thống.

P/s: Ai sáng tạo thì lấy đây làm bối cảnh để viết một câu chuyện tình. Chàng là Trịnh Romeo, nàng là Nguyễn Juliet. Hai người yêu nhau mà gia tộc ghét nhau nên vô vàn cách trở. Một hôm chúa Trịnh cho Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh Phú Xuân kinh đô chúa Nguyễn. Chàng giật mình, ban đêm lẻn ra khỏi phủ phi ngựa vượt sông Gianh vào nam để cứu nàng.
Chi tiết

Địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài

Đàng Trong - Đàng Ngoài

Xứ Đàng Ngoài hay còn gọi là Bắc Hà, lãnh địa của họ Trịnh. Có hình dạng khá giống Việt Nam thời sơ khai. Kinh đô Thăng Long.

Xứ Đàng Trong hay còn gọi là Nam Hà, địa phận của họ Nguyễn. Khởi đầu từ tiên chúa Nguyễn Hoàng thế kỷ 16, rồi các đời tiếp nối nhau kéo dài một dải xuống tận cực nam. Kinh đô Phú Xuân.

Hai xứ gần như là hai đất nước riêng biệt ngăn cách bởi sông Gianh, gọi là An Nam quốc và Quảng Nam quốc, ghép lại thì được chữ S của Việt Nam ngày nay. Mình đi phượt ra Đàng Ngoài thì thấy núi non hùng vĩ, còn Đàng Trong thì biển đẹp, sông nhiều, ruộng đồng thẳng cánh cò bay. Muốn dễ nhớ thì cứ thuộc câu "trong nam, ngoài bắc" là được.

Bạn đang sống ở Đàng nào?
Chi tiết

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Chuyện kể về chúa tiên Nguyễn Hoàng

Chúa tiên Nguyễn Hoàng

-Mai, chúng ta thu xếp rồi lên đường ngay.

-Đi đâu vậy anh?

-Thuận Hóa.

Nguyễn Hoàng đáp nhanh trong khi bận rộn cất những đồ quý giá vào rương. Bà Nguyễn Thị Mai há hốc miệng, không tin những gì chồng vừa trả lời. Thuận Hóa? Tại sao lại là xứ Ô châu ác địa đó? Nguyễn Hoàng nói:

-Anh sẽ giải thích sau. Nhanh, chúng ta không phải đi du lịch đâu. Em muốn đem theo những gì thì đóng thùng hết trong hôm nay. Lát anh sẽ chuyển tất cả lên tàu vào nam.

Ông sai gia nhân khệ nệ vác rương ra ngoài. Nguyễn Hoàng quẹt mồ hôi, xắn tay áo lên thu dọn tiếp. Bà Mai cũng tất tả phụ chồng. Thì ra ông đang chuẩn bị chạy nạn. Hoàng vốn là con trai thứ của danh tướng Nguyễn Kim. Năm 1527, xảy ra sự biến Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, lúc ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi. Cha ông đã phải tránh sang Lào, xây dựng lực lượng để tìm cách khôi phục nhà Lê. Nguyễn Hoàng được chú ruột Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng trong khi cha đi “công tác xa”.

-Nhà mình không đi ngay bây giờ thì chết không có chỗ chôn đâu Mai. Trịnh Kiểm...

Nguyễn Hoàng ngừng lại để quan sát xem có ai nghe lén không, rồi nói khẽ:

-...đang có âm mưu giết anh.

Như mình đã viết ở bài trước, Trịnh Kiểm giúp Nguyễn Kim đánh Mạc, cứu sống ông nên được Kim gả con gái cưng cho. Về sau Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc. Việc Dương Chấp Nhất xin hàng chỉ là kế "trá hàng" vì ông ta vốn là một tay mưu sĩ nhà Mạc. Khi thấy chủ của mình là Mạc Đăng Doanh luôn đau đầu với nhà Lê, Dương Chấp Nhất đã tìm cách xâm nhập vào nội bộ đối phương để phá hoại và đích thân mình thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Nhưng điều ấy vô nghĩa vì mọi quyền lực của Nguyễn Kim sau đó lại được trao cho ông con rể quý hóa cũng hùng tài không kém. Tội Dương Chấp Nhất vãi, lao tâm khổ tứ mà chẳng được gì. =))

Trịnh Kiểm suy nghĩ:

-Hoàng là một thằng giỏi mà dũng cảm, thật là hổ phụ sinh hổ tử. Tự nó chém được tướng Trịnh Chí của quân Mạc. Lúc này thì chưa sao, nhưng nếu không sớm trừ khử thì cơ đồ của họ Trịnh mà ta ấp ủ về sau có nguy cơ mất trắng. Một rừng không thể có nhiều hổ, có ta thì không có mấy thằng con ông Kim.

Một hôm, Nguyễn Uông dù không đau ốm gì tự nhiên lăn đùng ra đột tử. Cái chết oan nghiệt và mờ ám này đã làm cho cậu em Nguyễn Hoàng vô cùng lo ngại, ông cảm thấy rằng bản thân mình sẽ là đối tượng của một âm mưu ám sát. Nguyễn Hoàng vốn là người thông minh nên cũng đoán ra ai là thủ phạm, nhưng vì lúc này thật sự quyền lực nhà Lê nằm hết trong tay Trịnh Kiểm rồi, có muốn bật lại cũng không đủ lực. Một người khác còn lo lắng hơn đó là Ngọc Bảo, bà rất sợ cho tính mạng của đứa em út của mình. Hai chị em bàn tính với nhau:

-Chị nói giùm anh Kiểm cho em vào miền nam trấn thủ.

-Trong đó khắc nghiệt lắm Hoàng, nghĩ kỹ chưa em? 

-Khổ mấy cũng được!

Bà Ngọc Bảo gật đầu nhận lời em. Đêm về khi Trịnh Kiểm tháo giày chuẩn bị lên giường thì bà nhẹ nhàng ôm chồng thủ thỉ:

-Thằng em trai em muốn xin vào trấn nhậm mặt phía nam, anh thấy được không?

Là vợ chồng nên Ngọc Bảo hiểu rõ ông xã của mình đang rất khó xử về việc không biết phải giải quyết làm sao với cậu em út của vợ. Để Nguyễn Hoàng ở trong triều thì nhiều lời bàn tán, nhất là sau cái chết đầy bí ẩn của Nguyễn Uông. Trịnh Kiểm đưa mắt nhìn vợ rồi nói:

-Ờ vậy à, để anh tính…

Khi đã buông màn, Trịnh Kiểm vắt tay lên trán nghĩ:

-Đất Thuận Hóa ở phía bên đèo Ngang ấy chỉ có thằng điên mới muốn đến, vừa khô cháy, vừa cằn cỗi. Chưa kể bọn hải tặc hung dữ xuất hiện rất nhiều. Lực lượng của chúng lại vô cùng hùng hậu, có nhiều chiến thuyền cỡ lớn, binh sĩ lại giỏi nghề biển, súng ống tối tân, quân đội của ta đã nhiều phen ra sức tiễu trừ nhưng vẫn không tiêu diệt được. Giờ ta giết thằng Hoàng thì cũng mang tiếng, nó tự nguyện dẫn xác vào Ô châu ác địa thì còn gì bằng. Vùng đó cũng nghèo nàn, nó cũng chẳng cách nào để xây dựng lực lượng đánh lại ta được.

Thế là ông đồng ý và hôm sau ra lệnh cho Hoàng phải đi ngay lên đường. Nguyễn Hoàng đưa gia quyến theo đường biển dong buồm vào nam. Đây là dựa vào kế của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi Nguyễn Hoàng tới hỏi. Cụ Khiêm chỉ vào một hòn non bộ và phán:

-Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được.

Đoàn thuyền của Hoàng vượt qua dãy Hoành Sơn, tiến vào địa phận Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Bình - Quảng Trị - Huế). Hoàng mỉm cười:

-Đến rồi!

Thuyền cập bến Cửa Việt, cả một vùng mênh mông cát trắng xóa. Trong khi gia nô và thuộc tướng đang bốc dỡ hành lý thì Nguyễn Hoàng kéo khăn trùm đầu của áo khoác lữ hành lên rồi đi quan sát thực địa. Ông nheo mắt khi một luồng gió khô khốc thổi tới:

-Nóng như thế này thì làm sao phải mặc?

Mùa hè mảnh đất Quảng Trị gió Lào thổi ù ù làm cát bụi dọc đường thiên lý bay mịt mờ như ai ném cát lên không trung. Còn về mùa mưa, nhất là mưa mấy tháng đông kéo dài thì buồn lắm. Tuy không đến nỗi Hà Nội mùa này phố cũng như sông, cái rét đầu đông em tôi bơi từng chiều trên phố, nhưng quả thật đây là vùng đất khắc nghiệt chưa từng thấy. Nguyễn Hoàng khát cháy cả cổ, mồ hôi đầm đìa, ông lấy túi da ra đưa lên miệng hớp một ngụm nước lớn. Chú ruột Nguyễn Ư Dĩ than:

-Ông cụ Khiêm bày dại ghê, chỗ này sao mà ở được? Có khác quái gì hỏa diệm sơn trong tây du ký đâu?

-Trước mắt thoát được Trịnh Kiểm là tốt rồi, từ từ cháu sẽ lo liệu mọi thứ chu đáo. Yên tâm đi.

Nguyễn Hoàng động viên chú mình. Ông cho đóng trại ở Ái Tử để ổn định cuộc sống. Đây là một địa danh có cái tên hết sức dễ thương, vì Ái Tử nghĩa là Yêu Con:

"Mẹ thương con ra cầu Ái tử,
Vợ trông chồng lên núi Vọng phu."

Quan trấn thủ Thuận Hóa nghe Nguyễn Hoàng đến liền phi ngay tới chỗ ông để dâng bản đồ, sổ sách trong xứ. Hoàng hỏi:

-Ở đây sống sướng không?

Quan thiệt thà:

-Sướng con mắt ông chứ sướng. Cực thấy mẹ luôn. Thôi tui bàn giao hết rồi đó, gánh giùm nha. =))

Người dân địa phương hết sức vui mừng khi biết triều đình đã cử một vị quan cực lớn vào trấn nhậm xứ sở của mình. Họ đã đón tiếp vô cùng trọng thể, linh đình chẳng kém tiếp đón nguyên thủ quốc gia xuống sân bay Nội Bài, đồng thời gọi Nguyễn Hoàng là Chúa. Những bô lão trong xứ đã mang đến dâng lên Chúa Hoàng 7 vò nước tinh khiết. Ông Nguyễn Ư Dĩ bèn cười: 

-Cháu mới đến trấn nhậm đất này mà được người dân tặng nước cho, ấy là điềm sẽ có được nước vậy.

Hoàng phấn khởi, cho rằng đó là điều cực kỳ may mắn. Ông đọc lại câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

-Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân!

Mình xét về địa lý thì nước ta về phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông, nam giáp Chăm. Trong các hướng đó, đâu là nơi có thể mở mang bờ cõi?

Lên phía bắc thì không thể vì thằng Tàu nó đánh cho ba má không nhận ra. Với cả tư tưởng của nước Việt thời phong kiến luôn xem Tàu là thiên triều, mỗi triều đại của ta sau khi thành lập đều phải được sự thừa nhận của thiên triều mới là chính thống, còn lại là ngụy triều hết. Do vậy trừ Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ thì hầu như chưa có ai nghĩ đến việc gây sự với Tàu.

Dãy Trường Sơn hùng vĩ như vạn lý trường thành. Bên kia biên giới là lãnh địa của các bộ tộc Lào, cũng là đàn em của thiên triều. Nếu mở rộng qua phía tây thì mình phải đục nhau với hai thằng Miến Điện và Thái Lan nữa, rất phiền. Thôi bỏ đi.

Biển Đông thì hẳn nhiên là của mình rồi, Hoàng Sa và Trường Sa do nước mình tìm thấy, thành thử hàng năm các chúa Nguyễn đều "đông tiến" để khai thác sản vật và liên tục xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Tuy nhiên nó là biển nên cũng không thể xây dựng gì được. Vậy chỉ còn phía nam.

Phía nam là đất Thuận Quảng (Thuận Hóa và Quảng Nam), giáp giữa Việt Nam và Chăm Pa. Chỗ này thảm hại quá nên luôn được coi như đất biên viễn xa xôi, chuyên dùng để đày phạm nhân và tù binh. Kinh tế siêu bèo nhèo nhưng bù lại được cái đất đai rộng rãi, tiềm năng khai thác bao la. Với cả biên giới chỗ này thay đổi liên tục, lúc thì của Việt, lúc thì của Chăm. Nhưng sau khi Chăm ăn no hành của vua Lê Thánh Tông thì việc cai trị vùng đất này cũng lỏng lẻo hơn. Thế nên, cỗ đã dọn ra mà Nguyễn Hoàng không ăn thì có lỗi với tổ quốc. Từ đây thì sau này các đời chúa kéo dài mãi tuốt luốt xuống dưới Hà Tiên, tạo nên chữ S cho Việt Nam có cái tự hào. :))

Quay lại, để đối phó lâu dài với họ Trịnh, Nguyễn Hoàng cần phải có chỗ dựa vững chắc nên những người thân thuộc, trung thành là sự lựa chọn đầu tiên của ông trong bước đường "nam tiến". Nguyễn Hoàng tự xây dựng cơ ngơi cho mình. Ông nói với vợ:

-Người dân nơi đây thích anh lắm, nên anh sẽ bằng mọi giá để biến vùng đất nghèo nàn khắc khổ này thành một vùng giàu có. Một xứ sở thần tiên cho người Việt. Làm nơi dung thân cho gia đình mình và con cháu về sau. 

Ông trăn trở:

-Tuy nhiên bước đầu anh gặp nhiều khó khăn quá. Thuận Hóa phong thủy không tốt, nhiều chướng khí. Chưa kể bọn nhà Mạc, Chăm, Chân Lạp liên tục đánh phá. Cộng thêm lũ thổ phỉ, hải tặc hoành hành. Bất cứ tàu nước nào xuôi ngược vùng này cũng phải đóng tiền mãi lộ cho chúng mới được yên thân. Đoàn hải hành nào dù có đông đảo đến đâu, khi nghe đến tên cướp Lâm Phượng cũng đều kinh hồn bạt vía…

Có thể nói rằng, đất Thuận Hóa thời Nguyễn Hoàng mới đến là một mảnh đất dữ dội, nguy hiểm, lại rộng lớn bao la, hầu như chưa có bàn tay của con người đến khai phá, tha hồ để ông trổ tài như chơi SimCity (dĩ nhiên là ở chế độ SIÊU KHÓ). Mọi người thấy cuộc sống ở đây khổ quá nên chẳng thèm khai hoang, chỉ lập làng xóm ở chỗ nào mát mẻ gần sông suối để trồng lương thực ăn qua ngày. Nguyễn Hoàng ra sắc lệnh:

-Bà con cứ tự do khai hoang thả cửa đi nha. Ai khai hoang được bao nhiêu thì cho làm chủ đất đó luôn.

Chính vì thế mà lãnh thổ ngày một phình to ra. Mà chỗ nào càng trù phú thì dân kéo về càng đông, mà dân đông thì sẽ có chợ búa buôn bán. Chưa hết, họ còn hăng hái đào kênh mương để tưới tiêu. Chẳng mấy chốc, vùng đất vốn được xem là "khỉ ho cò gáy" nay đã là một miền đất hứa cho dân chúng khắp nơi vào định cư. Bên cạnh việc lo cho dân có một đời sống sung túc, ông còn cùng với những cận thần của mình tổ chức nên một lực lượng quân đội hùng mạnh để đương đầu với các thế lực thù địch tại vùng đất dữ này.

Nguyễn Hoàng tuy một mặt vẫn ngầm xây dựng triều đại của riêng mình, nhưng mặt khác ông vẫn giả vờ thuần phục Trịnh Kiểm. Phải vậy thôi, giờ mà ổng làm phản lộ quá là Trịnh Kiểm xách quân nam tiến hốt xác luôn chứ đùa. Nguyễn Hoàng đi thuyền ra bắc gặp anh rể nói:

-Em khai hoang được ít lúa gạo, dâng cho anh để đánh nhà Mạc.

Trịnh Kiểm thấy thằng em biết điều thì hài lòng lắm, cho trấn thủ thêm đất Quảng Nam nữa. Thời chúa Nguyễn Hoàng nhân gian hết sức thái bình. Chợ không nói thách, đêm dân ngủ yên giấc, nhà không đóng cửa, nạn trộm cắp chưa bao giờ xảy ra, sản vật dồi dào. Trước hết là chúa khoan hòa, sử dụng người tài, thực bụng chiêu hiền đãi sĩ… Ông thậm chí còn gửi thư kết giao với mạc phủ Tokugawa Ieyashu lừng danh của Nhật Bản. Dân mến công đức gọi ông là Chúa Tiên. Anh hùng giữ nước thì có nhiều, nhưng anh hùng dựng nước có mấy ai được như Nguyễn Hoàng?

---

Rồi một ngày Trịnh Kiểm cũng qua đời. Ông ta có hai người con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng. Binh quyền được giao hết cho Trịnh Cối, nhưng ông này là một đệ tử lưu linh chính hiệu, say xỉn tối ngày và mê gái. Thành ra mọi người xúi em ông là Trịnh Tùng lên thay. 

Mạc Kính Điển nghe tin thì cười:

-Anh em nó ghét nhau, thật là có lợi cho nhà Mạc ta.

Rồi nhà Mạc kéo 100 nghìn quân quyết làm gỏi nhà Lê. Trịnh Cối đánh không nổi liền sợ hãi, dắt vợ con ra đầu hàng quân Mạc. Trịnh Tùng chửi:

-Thằng anh ăn hại chó má!

Toàn bộ binh quyền nhà Lê lúc bấy giờ chuyển thẳng qua Trịnh Tùng. Ông phò tá vua Lê Anh Tông nhưng do quân yếu hơn nên buộc phải lui để thủ. Mạc Kính Điển đánh mãi không ăn được Trịnh Tùng thì mới nhìn về phía nam của Nguyễn Hoàng, nói:

-Thằng trẻ trâu Tùng này nó lì quá, còn ông Hoàng già rồi, quất đi!

Liền sai tướng Lập Bạo đem 60 chiến thuyền đánh vào Thuận Hóa. Đươc tin, chúa Nguyễn Hoàng nghĩ ra Mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Chúa nhờ một cô gái xinh đẹp tên Ngô Thị Ngọc Lâm mở một quán nước để Lập Bạo vào uống nước tán tỉnh. Chúa dặn người con gái ấy rằng:

-Cô gái, ban đêm nếu Lập Bạo lẻn vào nhà thì hãy để hắn ngủ thật say, sau đó cột tóc hắn vào góc giường rồi dùng dao chém. Thành công ta sẽ ban thưởng.

Nhưng Lập Bạo là kẻ thông minh nên đã đề cao cảnh giác. Khi cô gái vừa đưa dao lên chém. Hắn vụt vùng dậy giật lấy cây dao, cắt phăng lọn tóc rồi chạy thẳng ra khỏi nhà, nhảy xuống sông và lặn sâu dưới nước.

Như vậy kế hoạch ám sát Lập Bạo đổ bể. Sáng hôm sau có một con chim bay tới, bay lui trên mặt sông và kêu Trảo Trảo. Nguyễn Hoàng sinh nghi:

-Coi chừng Lập Bạo nó trốn dưới đó.

Nên sai quân lính đem thuyền bè và lưới ra giăng bắt, quả thật Lập Bạo bơi tới đâu thì chim bay tới đó, và kết cục thế nào thì các bạn tự hiểu. Để tỏ lòng nhớ ơn thần điêu đại hiệp, chúa Nguyễn Hoàng cho lập một miếu thờ có tên Trảo Trảo bên bờ sông.

---

Lại nói về Trịnh Tùng, quả thật ông Kiểm giỏi thì ông con cũng giỏi không kém. Tùng rất mưu trí, dần dần đã khẳng định được rằng ai mới làm chủ đất bắc. Quân Mạc bị thua trận, tổn hại rất nhiều. Năm 1592, Trịnh Tùng quyết định đánh những trận cuối cùng với với quy mô lớn:

-Mọi người cứ thoải mái ăn Tết. Ta sẽ làm lễ tế cáo trời đất và tiên đế nhà Lê, sau đó tất cả chúng ta cùng kéo về kinh thành Thăng Long!

Quân đi đến đâu, nhân dân tranh nhau đem rượu và trâu bò đến đón. Vua Mạc Mậu Hợp thất thủ, bỏ Thăng Long mà chạy. Họ Trịnh và họ Mạc sau đó đại chiến với nhau dữ dội thêm mấy lần nữa. Dân chúng chạy trốn lưu li, ngoài đường vang đầy tiếng khóc. Cuối cùng Trịnh Tùng bắt được Mạc Mậu Hợp, đem bêu ba ngày rồi chém đầu, đóng đinh vào hai mắt, bày ra ở chợ. Sau đó Tùng truy sát những người còn lại của nhà Mạc rồi đem chém hết. Nhà Mạc kể từ Thái Tổ Mạc Đăng Dung đến đây thì tan rã sau 67 năm.

-Đừng có nhờn với sếp Tùng. Anh mà đã đánh là nhà Mạc chỉ có thành nhà Mạt.

Tùng đắc thắng phủi tay, rồi cưỡi ngựa vào Thăng Long, ông đã trung hưng thành công vương triều Lê. Nhà Lê kể từ khi mất ngôi đến bây giờ được trở về chốn xưa nhưng vị thế đã không còn được như trước nữa. Quyền uy ngày một cao, Tùng muốn được phong tước Vương bèn sai người vào xin với vua Lê. Vua bất đắc dĩ phải đồng ý. Tùng được mở phủ chúa và lập bộ máy quan lại riêng. Từ đấy chính sự trong nước do sếp Trịnh Tùng MTP quyết định. Tùng liên tục phát hành các bản hit “Lê của ngày hôm qua”, “Ngôi báu xa dần”, “Âm thầm bên vua”... 

Nói chung hết thảy công việc quốc gia đại sự đều do phủ chúa định đoạt. Nhà vua chỉ còn mặc áo long bào, cầm hốt ngọc để nhận lễ triều yết. Nói chung là vua Lê chả phải làm gì, chỉ có đuổi hoa bắt bướm cho qua ngày tháng, mọi chuyện trong nước lớn nhỏ đã có chúa Trịnh lo tất tần tật =)). 

Uy danh của Trịnh Tùng càng trở nên lừng lẫy. Thậm chí Tùng còn trừ khử Lê Anh Tông, lập Lê Thế Tông. Vua Thế Tông trẻ tuổi và lắm bệnh tật nên bị coi thường. Thỉnh thoảng Trịnh Tùng chỉ hỏi qua loa đôi việc cho có lệ mà thôi. Nhưng dẫu sao thì địa vị của vua Lê cũng không đến nỗi quả kém cỏi. Các vua nối tiếp nhau tuy bị chúa Trịnh ra sức lấn át, thậm chí là bị giết nhưng tiếng nói của hoàng đế vẫn còn có người nghe và về hình thức chính quyền vẫn là một mối, đứng đầu là vua Lê.

Cầm quyền trong thời loạn, Trịnh Tùng luôn phải đối phó với nhiều lực lượng: tranh chấp quyền hành giữa anh em, vua Lê đòi lấy lại thực quyền, chiến tranh với nhà Mạc ở phía bắc, chúa Nguyễn Hoàng chống đối ngầm ở phía nam. Vị trí "dưới một người trên vạn người" của Trịnh Tùng khiến ông trở thành tiêu điểm cho sự tấn công của các lực lượng này. Trong hoàn cảnh đó, muốn giữ vững ngôi vị thì ngoài tài năng cầm quân và cai trị, Trịnh Tùng buộc phải trở thành người cứng rắn, quyết đoán và đôi khi trở nên tàn nhẫn. Có sử gia nhận xét:

-Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ cho lắm, đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như Vương Mãng và Tào Tháo. Dựa vào công lao trước của cha, Trịnh Tùng có công rất to, mà mang tội cũng nặng lắm. Không làm như vậy thì không đủ để diệt nhà Mạc mà phù Lê được. Mạc tuy bị diệt rồi, nhưng Trịnh lại lù lù ở đó thì cũng lại là một Mạc thứ hai mà thôi! 

Tùng tuy gian tà nhưng vẫn không dám cướp ngôi, là vì e rằng nếu thoán đoạt thì giang hồ sẽ nổi lên lấy cớ phù Lê diệt Trịnh, rồi mình lại mất công đi đánh, mệt lắm. Thôi thì làm chúa cũng vui mà, hihi. Từ đó sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức bắt đầu.

Nhưng mối lo ngại lớn nhất của Trịnh Tùng vẫn là người cậu Nguyễn Hoàng. Tùng gửi thư vào Thuận Hóa:

-Cậu, hỗ trợ cháu đánh dẹp tàn dư họ Mạc với. Bọn nó vẫn đang trốn ở Cao Bằng đấy.

Nguyễn Hoàng đưa quân ra bắc giúp Trịnh Tùng trong 8 năm trời. Tùng sau đó tiếp tục giữ Hoàng ở lại để giám sát, không cho về Thuận Hóa. Hoàng khổ tâm:

-Làm sao về nhà được đây? Thằng cháu nó giam lỏng ta rồi.

Bỗng dịp trời cho đến, có kẻ làm phản Trịnh Tùng. Hoàng chộp lấy cơ hội xin đi đánh dẹp, rồi lén trở lại miền nam. Tùng bất ngờ lắm, bèn viết thư dọa:

-Ủa sao cậu bảo giúp cháu dẹp loạn nay lại bỏ về? Do bọn chúng xúi giục hay là do cậu tự ý? Cậu coi thường cháu vậy à? Suy nghĩ kỹ lại hành động của mình đi, đừng để sau này hối hận không kịp!

Để làm dịu tình hình, Nguyễn Hoàng đã viết thư:

-Cậu xin lỗi, dưới Thuận Quảng đang có việc gấp cần cậu, không về không được. Để cậu tạ tội nhé Tùng.

Rồi Hoàng lấy thóc lúa vàng bạc cống nộp cho Trịnh Tùng, đồng thời gả con gái cho Trịnh Tráng để kết nghĩa thông gia. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra Thăng Long nữa, quyết 'rạch đôi sơn hà', lo cấp tốc xây dựng xứ Đàng Trong cho thật mạnh vì Hoàng biết rằng một ngày nào đó gia tộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài sẽ trở thành kẻ thù của mình.

Và đúng là như thế, hai vị chúa Trịnh Tráng (con Trịnh Tùng) và Nguyễn Phúc Nguyên (con Nguyễn Hoàng) về sau trở thành địch thủ truyền kiếp. Đến nỗi “Khổng Minh” Đào Duy Từ phải cho đắp Lũy Thầy chia cắt nam bắc để ngăn hai bên phang nhau sống mái. Nhưng như vậy vẫn là không đủ để ngăn cuộc chiến 200 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh trở thành hiện thực.
Chi tiết

Chuyện kể về chúa Trịnh đầu tiên - Trịnh Kiểm

chúa trịnh trịnh kiểm

-Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…

Góa phụ Hoàng Thị Dốc ôm cậu con trai 8 tuổi Trịnh Kiểm ngân nga. Đêm nay là rằm trung thu, hai mẹ con ngồi dưới cây đa đầu làng ngắm trăng sáng. Nàng Dốc hỏi:

-Con thương mẹ nhiều không?

-Con thương mẹ nhiều lắm.

Trịnh Kiểm ngây thơ nói. Cậu bé mồ côi cha khi chỉ mới lên 6, nàng Dốc vất vả một mình nuôi con. Hai người sống trong ngôi nhà tranh xiêu vẹo ở cuối thôn Hổ. Hàng ngày nàng phải đi hái rau rừng để kiếm gạo cho Trịnh Kiểm ăn. 

-Con sẽ học hành cho thật giỏi, lớn lên đỗ đạt làm quan.

-Hứa đó nha.

-Dạ con hứa thật mà!

Kiểm nhìn mẹ, nhe hàm răng sún ra cười toe toét. Nàng cười rồi siết nhẹ cậu bé vào lòng, lắc lư hát tiếp:

-Gió không có nhà, gió bay muôn phương, biền biệt chẳng ngừng, trên trời nước ta…

---

Không phụ lòng mẹ, Trịnh Kiểm năm 16 tuổi cao lớn vạm vỡ. Cậu bé lại còn rất lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt là rất can đảm. Cậu thường tụ tập những đứa trẻ chăn trâu chia phe đánh trận trong rừng như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa, và hễ phe nào có cậu thì luôn chiến thắng.

-Thôi tụi bay ở lại chơi nha, tao đi làm đã.

Kiểm vẫy tay chào đám bạn rồi vác rìu lên rừng chặt củi. Được bao nhiêu cậu đem bán hết mua đồ ăn cho mẹ. Chưa kể Kiểm rất chịu thương chịu khó, cậu còn đi làm thêm, gánh mướn quần quật suốt ngày. Quẹt mồ hôi trên mặt, Kiểm cúi đầu cám ơn người chủ:

-Vâng con xin ông.

Cầm số tiền còm cõi, Kiểm giắt vào lưng quần rồi đi bộ về nhà. Mẹ cậu đang ngồi trước sân thổi cơm, thấy bóng Kiểm đầu đường bà vội đứng dậy đón con trai. Buổi tối hai mẹ con ăn cơm rau với cá khô. Bà Dốc gắp cho Kiểm rồi nói:

-Ăn nhiều lên con, còn có sức làm việc.

Kiểm vâng dạ rồi lùa cơm vào mồm nhai ngấu nghiến. Kiểm làm công việc chân tay, tuy lương thiện nhưng tiền bạc không được bao nhiêu, thành thử bữa cơm của hai mẹ con luôn có phần… thanh đạm. Bà Dốc cười buồn:

-Mẹ xin lỗi vì đã không cho con được cuộc sống sung sướng như bao đứa trẻ khác.

Kiểm ngừng ăn. Ngẩng đầu lên nhìn mẹ, cậu ân cần:

-Sao mẹ lại nói vậy? Con cảm thấy cuộc sống hiện tại rất hạnh phúc. Có mẹ, có con, mình lao động chân chính kiếm miếng ăn thì có gì phải hổ thẹn?

Bà Dốc nhẹ nhàng:

-Mai là sinh nhật con rồi Kiểm, mà mẹ chẳng có tiền để làm cho con một bữa ngon lành.

Kiểm cười:

-Con đâu cần. Mà thôi, con có để dành được ít tiền mà, ngày mai con đãi mẹ nhé.

Nói là làm, hôm sau Kiểm ra chợ mua gà. Tên bán hàng thấy cậu nghèo khổ nên nói thách: 

-Không bán, gà này đắt lắm, mày không đủ tiền mua đâu.

Mặc cho Kiểm năn nỉ hết lời hắn vẫn cương quyết không bán. Biết mẹ thích ăn nên nhất định hôm nay cậu phải đem được gà về nhà. Đi ngang nhà hàng xóm thấy có bầy gà mái tơ. Kiểm đứng nhìn một lúc, thấy không có ai bèn rón rén vào sân cắp lấy một con đem về. 

-Mẹ ơi mẹ, con mua được gà rồi, đợi chút con luộc cho mẹ ăn.

Kiểm cầm hai chân con gà béo mập xách lên khoe. Bà Dốc cười, nhanh nhảu đi đun nước trong lúc Kiểm cắt tiết gà. Bỗng có tiếng huyên náo, Kiểm nhìn ra ngoài thì thấy dân làng ùn ùn kéo đến. Người hàng xóm trỏ vào Kiểm quát:

-Nó ăn trộm gà của tôi, trưởng thôn thấy rồi đó!

-Bắt nó!

Trưởng thôn gằn giọng. Ba bốn thanh niên xúm lại vật kiểm xuống, thêm mấy tên nữa xộc vào nhà túm mẹ Kiểm lôi ra sân. Lão trưởng thôn chậm rãi đi đến con gà đang bị vặt lông dở, rồi quay sang Kiểm hỏi:

-Mày có biết ở thôn này ăn cắp thì phải phạt thế nào không thằng kia?

Dân làng nhao nhao:

-Ném xuống vực!

-Phải, ném xuống vực!

Lão nạt, rồi ra lệnh hình phạt được thi hành ngay lập tức. Bà Dốc gào lên:

-Đừng giết con tôi, nó còn nhỏ có biết gì đâu? Chính tôi sai nó đi trộm gà đấy. Giết thì giết tôi này!

Trưởng thôn quắc mắt:

-Biết luật mà vẫn phạm luật. Được lắm, tha cho thằng nhỏ, ném mụ xuống vực!

Trịnh Kiểm vùng vẫy nhưng bị ba bốn người kẹp chặt, bất lực nhìn mẹ mình bị kéo đi. Nước mắt cậu ràn rụa:

-Đừng, đừng giết mẹ tôi, đừng giết mẹ tôi mà!

Lão trưởng thôn lạnh lùng:

-Phép vua còn thua lệ làng. Tha cho nhà mày rồi để cái thôn này loạn lên à?

Tim phổi Trịnh Kiểm đau như dao xé khi nghe những lời cuối cùng của bà:

-Sống tốt nhé con trai của mẹ...

-MẸ! MẸ ƠI! MẸ ĐỪNG BỎ CON MÀ!!!

Cậu tuyệt vọng vươn tay ra như muốn níu kéo bàn tay mẹ mình, bàn tay thân thương hằng đêm vẫn vuốt tóc cho cậu yên giấc. Tiếng thét của Kiểm vang lên tận trời xanh, rồi mất hút vào không gian…

---------
-----
---

Trịnh Kiểm ngồi trong sân vườn quạnh quẽ. Căn nhà vẫn còn đó nhưng mẹ cậu đã không còn. Gió thổi xào xạc vuốt ve khuôn mặt cậu như muốn an ủi chàng trai bất hạnh. 

-Mẹ ơi, con xin lỗi, con bất hiếu…

Bà Hoàng Thị Dốc nằm lặng dưới bờ sông. Bầy vẹt bay lượn dẫn đường cho Trịnh Kiểm. Cậu khóc tức tưởi khi nhìn thấy thi hài mẹ. Kiểm bế xác mẹ về nhà rồi an táng cẩn thận. Tình cờ có một thầy địa lý đi ngang, thấy ngôi mộ liền nói:

“Chẳng đế chẳng bá
Quyền nghiêng thiên hạ
Truyền được tám đời
Trong nhà dấy vạ.”

Rồi ông quay lưng bỏ đi, như mây như gió. Kiểm không hiểu, và lúc này cũng không còn tâm trí đâu mà hiểu. Trước mặt cậu giờ chỉ còn một màu đen tăm tối hòa cùng nỗi đau đớn và nước mắt. Dành chút sức lực cuối cùng, cậu bước đi vô hồn tới cây đa mà nhiều năm trước mẹ ôm cậu vào lòng xem trung thu. Kiểm nhắm mắt lại, một bầu trời đầy trăng sao hiện ra, ở nơi đó có nụ cười hiền hậu của mẹ. Cậu quỳ xuống lạy một lần cuối rồi bỏ đi khỏi làng mãi mãi…

Bấy giờ nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, vua Mạc Đăng Dung tuy không thảm sát nhưng đuổi tất cả hoàng tộc ra khỏi Thăng Long. Danh tướng Nguyễn Kim bất bình nên đã đem hết con cháu sang Lào. Bấy giờ Lào với Việt đang có giao hảo tốt nên chúa đất ấy mới tặng Sầm Châu cho Nguyễn Kim.

-Ta sẽ chọn đây làm nơi nuôi dưỡng sĩ tốt, chờ ngày khôi phục lại nhà Lê!

Nguyễn Kim nói với hai con trai Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Ông thu dụng được vài nghìn người, 30 con voi và 300 con ngựa. Theo lời thỉnh cầu của các tướng, liền trở về Việt Nam tuyên chiến với nhà Mạc. Lúc bấy giờ đối thủ của ông là con trai Mạc Đăng Dung, vua Mạc Đăng Doanh. Hai bên kịch chiến điên cuồng, ngang tài ngang sức nên bất phân thắng bại. Rồi một đêm mưa to, nước sông dâng lên, nhà Mạc dùng thuyền chiến xuất trận, Nguyễn Kim đại bại phải chạy ngược về Lào.

-Không ổn rồi, phải tìm cách khác.

Nguyễn Kim trăn trở. Cuối cùng ông cũng tìm được một người hoàng tộc, đưa lên ngôi ngay tại Lào, sử gọi là vua Lê Trang Tông. Có giai thoại rằng mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông, sau đó có mang và sinh ra ông, gọi là Chổm. Chổm nhà nghèo đến mức nếu sống ở năm 2015 là phải lên chương trình “Cặp lá yêu thương” của VTV để kêu gọi các nhà hảo tâm rồi. Cậu phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ. Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua.

Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ một số người bán chịu cho Chổm ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Chổm làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Chổm đã thành đạt, làm quan to. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại đòi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ. Chổm ôm đầu thốt lên:

-Đậu xanh, đâu ra lắm anti fan thế, mấy ông kia tui có quen đâu mà đòi? Ê ê xê ra coi, bu lại đông quá sao xe đi. Đúng dân Việt Nam...

Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội. "Nợ như chúa Chổm" trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều. Người đời có câu ca dao:

"Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô."

Trở lại, Chổm vừa lên làm vua đã cùng Nguyễn Kim bàn bạc:

-Ta nhờ nhà Minh đánh bọn Mạc, được chăng?

-Chỉ còn cách đó.

Chổm cho người vượt biển sang nhà Minh, méc tội trạng của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đánh dẹp. Vua Minh nhận tờ tấu, cất quân sang hỏi tội Mạc Đăng Dung. Thượng hoàng nhà Mạc nghe tin liền thất kinh. Không còn cách nào khác, ông buộc phải nhịn nhục lên ải Nam Quan xin thần phục và trả lại các đất cũ ngày xưa thuộc Tàu để quân Minh rút lui. Nhờ đó nước ta tránh được viễn cảnh đô hộ khủng khiếp như sự cố Hồ Quy Ly ngày xưa.

Nguyễn Kim khởi nghĩa tái lập nhà Lê rồi, thế Nam - Bắc triều giữa vua Lê và vua Mạc hình thành. Lại nói về Trịnh Kiểm bỏ quê đi lưu lạc, không ai rõ đi đâu, nhưng cậu vốn là người giỏi giang tháo vát nên được nhà giàu nhận vào ở đợ, giao cho việc chăn ngựa. Nhờ đó Kiểm rất rành về loài vật này, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và huấn luyện ngựa, nhất là ngựa chiến. Đây có thể xem là tài lẻ mà cậu học được trong hành trình bôn tẩu giang hồ. Trịnh Kiểm là một tay kỵ mã tài giỏi nên nhà Mạc phát hiện và tin dùng, giao chăm sóc huấn luyện đàn chiến mã hay nhất của mình ở Thọ Liêu. Được ít lâu có người khuyên Trịnh Kiểm:

-Ông không nên cộng tác nữa vì nhà Mạc phi nghĩa. Tốt hơn theo ông Nguyễn Kim dưới miền nam để cùng chống Mạc.

Trịnh Kiểm nghe theo, nửa đêm trốn đi, mang theo con ngựa chiến đầu đàn. Nguyễn Kim có được ông thì mừng lắm:

-Có Trịnh Kiểm xuất chúng ở đây thì đại sự ắt thành!

Quả thật có lần khi quân Mạc tấn công vào kinh thành, Nguyễn Kim bị vây khốn đốn giữa vành đai của địch. Trước đó Kim đã giao ước với các tướng rằng:

-Ta sẽ gả con gái cho bất cứ ai giải cứu được ta và nghĩa quân.

Trịnh Kiểm đứng bật dậy hô lớn một tiếng rồi nhảy lên ngựa phi thẳng vào lòng địch chém giết, dũng mãnh như Triệu Tử Long ngày xưa xông vào biển quân Tào cứu chúa. Một đường máu được mở ra, Nguyễn Kim và nghĩa quân rút lui an toàn. Vì vậy theo lời hứa Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Kiểm và giao nhiều trọng trách, đặc biệt là việc huấn luyện kị binh. Vua Lê thấy Kiểm đẹp trai nên phong tước cho ông. Sự nghiệp của cậu bé nghèo Trịnh Kiểm ngày xưa giờ thăng tiến vùn vụt. 

Một hôm, Nguyễn Kim được một hàng tướng nhà Mạc tên Dương Chấp Nhất dâng cho quả dưa:

-Dưa ngọt nhà trồng, mong ngài dùng thử.

Nguyễn Kim tin thật nên cười rồi cũng thử vài miếng. Ông về nhà thì bỗng thấy trong người khó chịu, đầu váng mắt hoa, rồi lục phủ ngũ tạng đau như bị cào xé. Trịnh Kiểm thấy cha vợ da nổi đầy những vết đen, hộc máu đổ gục xuống thì hốt hoảng, vội gọi quan ngự y rồi đưa ông lên giường. Nguyễn Kim thều thào:

-Ta bị phản bội… Không còn sống được nữa… Anh hãy thay ta chăm sóc Ngọc Bảo, Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng nhé. Hãy tận trung với triều đình, đừng bỏ cuộc, Trịnh Kiểm…

Nói rồi tắt thở. Kiểm rưng rưng, lo liệu an táng cho ông chu đáo. Sau đó toàn bộ quyền lực của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm, với tước hiệu Thái sư Lạng Quốc Công. Từ khi lên nắm binh quyền, Trịnh Kiểm ra sức củng cố lực lượng, chiêu mộ nhân tài, nên quân đội Nam Triều ngày càng hùng mạnh, khiến cho nhà Mạc ở phía Bắc phải kiêng nể. Tuy danh vọng tột đỉnh nhưng hằng ngày ông vẫn đứng nhìn về cố hương mà khóc:

-Mẹ ơi mẹ, con đã thực hiện được lời hứa ngày xưa, mà giờ mẹ đâu rồi…

Phàm khi người ta đã tới đỉnh cao quyền lực thì không muốn chịu nhún mình trước ai. Kiểm lên kế hoạch phế bỏ vua Lê để tự mình lên làm trùm, thế nhưng vẫn còn chút lưỡng lự:

-Ta phò nhà Lê chống nhà Mạc, giờ chính ta lại cướp ngôi nhà Lê, e rằng thiên hạ phỉ nhổ.

Thế là ông cho người tới hỏi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình cũng khuyên:

-Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.

Trịnh Kiểm hiểu rằng muốn được cái tiếng trung, mà dòng họ lại vinh hoa phú quý thì tốt nhất là cứ làm thần tử nhà Lê. Thế là ông chưa một ngày làm vua, các con cháu ông cũng chưa một ngày nào làm vua, nhưng địa vị và quyền lực thì có thể coi như vua của Đại Việt, sử gọi chúa Trịnh. Ứng nghiệm với câu sấm ngày xưa: "chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ"

Còn một mối lo cuối cùng mà Trịnh Kiểm phải giải quyết để thực sự làm trùm cuối là các con trai Nguyễn Kim:

-Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta!

Trịnh Kiểm âm thầm giết chết Nguyễn Uông, và con mồi tiếp theo là Nguyễn Hoàng. Hoàng sợ hãi bèn nhờ chị ruột Ngọc Bảo xin cho vào phương nam để trấn thủ. Kiểm nghe vợ năn nỉ thì cũng xuôi xuôi, ông nghĩ:

-Đất Thuận Hóa còn được được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, nổi tiếng khô khát nắng nôi. Ta không cần phải ra tay chi cho mang tiếng. Cứ để thằng Hoàng vào đó là nó tự chết.

Ông ưng thuận và Nguyễn Hoàng lập tức thu xếp lên đường lánh nạn. Trái với tính toán của Trịnh Kiểm, ông cả đời gian hùng nhưng phút cuối lại quá ngây thơ để sổng đối thủ lớn nhất đời mình. Từ miền cát trắng cằn cỗi này, với tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Hoàng đã góp phần dựng nên hình hài nước Việt gấm vóc để lại cho hậu thế hôm nay và ông cũng chính là vị chúa Nguyễn đầu tiên, ông tổ của vua Gia Long nhà Nguyễn. Bình minh của thời đại 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh đã dần lộ diện.

---
Clip ngày xưa mình làm. Do là ngày xưa nên hình tượng Trịnh Kiểm không giống lắm, hình dưới dây sát hơn :3: https://goo.gl/olRlIG
Chi tiết

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Kể chuyện Mạc Đăng Dung - Công và tội

mạc đăng dung

Hồi mình còn tiểu học thì trong sách giáo khoa, môn Đọc truyện, có một bài nói về cậu bé Mạc Đĩnh Chi. Đại khái câu chuyện thế này. Nhà Chi nghèo lắm. Hàng ngày cậu bé gánh củi đi ngang qua trường mà ứa nước mắt vì tủi thân khi thấy chúng bạn nô nức đến lớp, còn mình không có tiền đi học.

Chi thèm học quá chịu không được nên núp núp học lóm. Thầy đồ để ý thấy có cậu bé vừa đen vừa xấu hàng ngày cứ thập thò ngoài cửa lớp. Sau ông hỏi ra thì biết hoàn cảnh, bèn cho Chi học miễn phí. Chi trở thành học sinh xuất sắc nhất lớp, đạt nhiều thành tích thu đua khen thưởng công tác đoàn đội này nọ.

Nhưng con nhà nghèo mà, sáng thì gánh củi quần quật nuôi mẹ, tối mới có thời gian học. Gia đình hoàn cảnh, đến dầu thắp đèn cũng không có. Cậu bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng. Vậy mà học hành thành tài.

Đi thi trạng nguyên vua Trần thấy cậu xấu đến xúc phạm người nhìn nên không muốn cho đỗ đầu. Cậu làm ngay bài “Bông sen trong giếng ngọc” để nói hộ lòng mình. Vua đọc xong ghiền quá bèn quyết định liền, ngay lập tức cho cậu làm quan to. Một bước thành sao chính là đây. Về sau trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên của cả Việt và Tàu luôn. Bác Chi này cũng bá thật, IQ phải gọi là rất cao, bởi vì Tàu nó nhân tài đông như kiến mà bác ấy vẫn được xem là trạng nguyên.

Có lần Mạc Đĩnh Chi được đi sứ sang nhà Nguyên. Vua Mông Cổ muốn thể hiện tao là nước lớn nên ra vế đối:

“Mặt trời là lửa, mây là khói;
Ban ngày đốt cháy vầng trăng.”

Mạc Đĩnh Chi đối lại ngay:

“Trăng là cung, sao là đạn;
Chiều tối bắn rụng mặt trời.”

Vế đối chuẩn không cần chỉnh, mà chỉnh là lệch. Thể hiện rằng Đại Việt là nước nhỏ nhưng “cứng”, láo nháo mò qua gây sự là bọn tao tát vỡ mồm. Vua quan Mông Cổ cảm thấy rất hay, nhưng nhìn nhau đầy nghi ngại. Rằng với cái câu “bắn rụng mặt trời”, rất có thể con cháu Mạc Đĩnh Chi sẽ giết vua cướp ngôi.

Và điều đó là có cơ sở.

---

7 đời sau, thời vua Lê Uy Mục.

Đó là một ngày đầy nắng, Mạc Đăng Dung đang vận hết gân cốt kéo mẻ lưới đầu ngày. Cá rất to và nhiều, Đăng Dung vốn cường tráng, cơ thể vạm vỡ nhưng cũng phải gồng rất mạnh khi kéo trọn mẻ lưới lên thuyền.

-Mệt quá, ta nghỉ tay chút đã.

Mạc Đăng Dung nhà nghèo, sống bằng nghề chài lưới từ bé, nhưng may mắn được trời phú cho sức khỏe phi thường. Hôm ấy đang ngồi nghỉ ngơi uống nước thì nghe có tiếng huyên náo. Hóa ra là quan triều đình đến thông báo mở hội thi đấu vật. Đăng Dung thấy thế liền quên hết mệt mỏi, nhấc mẻ cá đem về nhà cất, rồi chạy phăm phăm ra ứng thí. Do sức khỏe quá bá đạo nên anh trúng tuyển Đô Lực Sĩ và ngay lập tức chuyển công tác từ ngư dân chuyên nghiệp sang cấm vệ quân cho vua Lê Uy Mục, hay còn gọi bằng cái tên sang hơn là security hoàng tộc. 

Cấm vệ quân có thể được xem như đặc nhiệm bây giờ. Họ có sức chiến đấu thuộc hàng khủng nhất mà một quốc gia có thể đào tạo được. Dễ hiểu hơn là vệ sĩ cho vua. Vua lựa chọn những thanh niên khỏe mạnh cao to đen hôi sáu múi, liều lĩnh, máu chiến và trung thành nhất. Sau đó huấn luyện họ thành một lực lượng “siêu nhân” dưới quyền điều khiển của mình hoặc ai đó mà vua tin cậy. Team này được thành lập với mục đích chính là bảo vệ vua, triều đại trước bất kỳ hiểm họa nào. Nói đơn giản thì đây là đội Avengers phiên bản phong kiến.

Mà thời đó là lúc nhà Lê bắt đầu lầy rồi. Lê Uy Mục cực kỳ ác độc và dâm tà, kinh khủng đến mức từ Thanh Niên cho đến Kênh 14 thời phong kiến phải gọi là vua quỷ. Cuối cùng kết cục của hắn là bị uống thuốc độc tự tử rồi bỏ xác vào súng thần công bắn tan nát. Sau Uy Mục thì Tương Dực lên thay. Toàn dân một phen nữa mừng hụt. 

Lê Tương Dực đẹp trai có tài, nhưng chỉ tốt được thời gian đầu, về sau thì càng lúc càng quá đáng. Ông vua này đã dâm dê lại còn hoang phí nên bị gọi là vua lợn. Tương Dực cho xây dựng điện 100 nóc, làm nhiều cung điện quy mô hơn xung quanh, đặc biệt là công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài. Mấy chế đừng xem phim Tàu mà hình dung công trình Việt Nam nó cũng như thế. Lối kiến trúc và sinh hoạt của ta thiên về khuôn viên chứ không thiên về nguy nga tráng lệ như của Tàu. Thậm chí ở Huế xưa, vương hầu quận chúa đầy rẫy mà các phủ đệ cũng chỉ cỡ một quán cà phê lớn bây giờ thôi. Nên nói chung cái Cửu Trùng Đài này bị dân cực kỳ ghét vì nó bóc lột quá. Tài nguyên dần suy cạn, người lao động bị sai đi xây dựng kiệt sức, tạo mầm mống để cho bọn loạn thần nổi dậy.

Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt, Lê Y (Lê Chiêu Tông) lên thay. Việt Nam ta kể từ thời loạn 12 sứ quân chưa bao giờ loạn hơn thế. Vua càng lúc càng phế, không đủ sức điều khiển triều đình nên các tướng chia phe ra đánh nhau tơi bời hoa lá hẹ. Loạn giang hồ y như mấy cái game võ lâm truyền kỳ. Lúc đó thì Mạc Đăng Dung như kiểu superman của Lê Y, gánh cả thế giới lên vai, đánh dẹp liên tục để đưa mọi thứ vào quỹ đạo cũ. 

Thế nhưng Lê Y sau đó lại thấy sợ Mạc Đăng Dung quyền lực quá nên muốn giết đi. Lê Y bỏ trốn rồi huy động mọi người hợp lực lại để tiêu diệt Mạc Đăng Dung. Thật sự tôi mà là Mạc Đăng Dung chắc phải chửi thề đậu xanh rau má luôn. Mình đã hết lòng vì hắn như thế mà hắn lại muốn hại mình. Thế là Đăng Dung đưa Lê Cung Hoàng lên ngôi, tuyên bố không coi Lê Y là vua nữa. Đại khái là tôi éo có loại chủ như vậy, chia tay!

Nhưng Mạc Đăng Dung quá giỏi, sau đó ông đã tìm cách bắt được Lê Y đem về Thăng Long và giết chết. Đừng có tưởng anh hiền mà nghĩ anh là hello kitty. Các đối thủ đều bị nghiền nát, không còn ai ngăn trở Mạc Đăng Dung nữa. Lê Cung Hoàng biết thân biết phận, một hôm triệu tập văn võ bá quan vào chầu, vua đọc bài sớ do Mạc Đăng Dung soạn thảo, vắn tắt là:

- Ta bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái Sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều qui phục, nay theo lẽ phải nhường ngôi…

Đăng Dung cúi đầu vâng mệnh, rồi vua khoác long bào cho. Ở dưới văn võ bá quan chưa hiểu chuyện gì xảy ra, mọi người đều bị sốc. Sau đó nhao nhao lên phản đối:

-Trời ơi, hoàng thượng nghĩ sao vậy? Cơ nghiệp của Lê Thái Tổ mà ngài đem cho người dưng dễ dàng vậy à?

-Đả đảo Mạc Đăng Dung! 

Rồi nhiều người bắt đầu tổng sỉ vả, rồi ùa lên đánh hội đồng, có người còn nhổ vào mặt hoặc lấy cả nghiên mực đập vào đầu Mạc Đăng Dung nữa. Ông điên tiết lên giết hết những người ấy. Nhưng ai mà chịu quy thuận thì Đăng Dung chẳng làm gì, họ vẫn được chức quan cũ. 

Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, nhà Lê chính thức chấm dứt, nhà Mạc lên kế tục. Đời nhà Mạc nói chung là cuộc sống yên vui tốt đẹp, đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi. Ai có tài thì ông dùng, còn ai vì thương nhà Lê mà tự tử thì ông truy phong. Mạc Đăng Dung làm vua được 2 năm thì nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, còn mình lui về làm thượng hoàng. Điểm tốt của Mạc Đăng Dung là ông không tàn sát, không nhổ cỏ tận gốc như Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly đã làm với nhà Lý và nhà Trần. Nhưng đây lại là nguyên nhân của chiến tranh về sau.

Một tướng là Nguyễn Kim (ông tổ của Nguyễn Ánh) vẫn trung thành với nhà Lê. Ông tìm được một người nối dõi tên Lê Duy Ninh (Trang Tông), đưa lên ngôi tại Lào. Ông này là Chúa Chổm nè mấy bạn =)). Thế là từ đấy Việt Nam bị chia làm hai, phía trên là nhà Mạc và phía dưới là nhà Lê, đánh nhau tưng bừng mấy chục năm. Sử gọi là Nam - Bắc triều.

“Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ." - Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim.

----

Thăng Long, 1540, Mạc Đăng Dung lúc này đã gần 60 tuổi. Hôm ấy ông đang chậm rãi tản bộ ở ngự hoa viên. Già rồi nên chỉ mong đất nước thái bình không còn chiến tranh. Bỗng ông nghe tiếng Mạc Phúc Hải cháu mình:

-Ông nội!

-Gì vậy Hải nhi?

Mạc Đăng Doanh đã mất nên Mạc Đăng Dung lập Mạc Phúc Hải lên làm vua. Ông vua trẻ này vừa lên ngôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, việc gì cũng phải hỏi ông mình:

-Quân do thám vừa mới cấp báo việc cơ mật, rằng hùng binh Đại Minh do vua Lê mời về đánh nhà Mạc hiện đang trên đường kéo tới ải Nam Quan.

-Cái gì? Quân Minh lại đến nữa à?

Gương mặt Mạc Thái Tổ hằn lên một nỗi lo lắng. Bản thân là một cựu cấm vệ quân, từng vào sinh ra tử nhiều lần, là một con cáo già dày dạn nhưng đây là lần đầu tiên Mạc Đăng Dung cảm thấy choáng váng. Ông không ngờ vua Lê lại dám làm như vậy. Đăng Dung hỏi:

-Hải nhi, con có biết Hồ Quý Ly không?

-Vâng con biết.

-Chúng ta đang lâm vào tình cảnh của Hồ Quý Ly ngày xưa đó.

Mạc Đăng Dung nhìn lên trời thở dài. Hơn một trăm năm trước gia nô nhà Trần đã sang cầu viện Đại Minh đánh nhà Hồ trả thù, hậu quả là nước ta bị đô hộ hơn hai mươi năm. Hai mươi năm bị hủy diệt toàn diện về văn hóa và con người. Sau được thần gửi ông Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi xuống cứu vớt dân ta nên nước Việt mới còn như ngày hôm nay. Vậy mà Lê Duy Ninh dám làm cái việc tày trời là rước quân Minh về lại tổ quốc…

-Phía bắc nhà Minh đánh xuống, phía nam nhà Lê đánh lên. Ta mà chống lại thì không những Mạc triều bị tiêu diệt, mà nước Việt cũng chẳng còn. Ngày trước Đăng Doanh còn sống thì ta với nó còn kháng cự được Minh triều, chứ nay nó mất rồi, cháu lại còn non. Lỡ ta chết đi thì lấy ai mà gánh vác sơn hà? Cái gương Hồ Quý Ly còn rõ lắm. 

-Vậy ta phải làm sao ông nội?

Phúc Hải khẩn khoản. Đăng Dung nhắm mắt lại suy nghĩ hồi lâu, rồi ông nói:

-Ta sẽ tự đến ải Nam Quan để lo liệu. Ta sẽ nhượng một số đất cho nhà Minh, đổi lại là hòa bình cho đất nước.

-Nhưng ông nội, làm vậy người đời sau hiểu lầm sẽ phỉ nhổ ông, sẽ bảo ông là tên súc sinh bán nước, sử sách sẽ bôi nhọ ông và họ Mạc ta không còn đường nào mà ngóc đầu lên được.

Mạc Đăng Dung cười nhạt:

-Con nghĩ mấy cái tiếng tăm ấy ta cần à? Nếu ta cần sử sách lưu danh tốt đẹp thì đã chẳng thoán ngôi nhà Lê. Quan trọng là nước mình vẫn còn, nhân dân vẫn được sống yên vui con ạ.

-Nhưng…

-Ý ta đã quyết, chuẩn bị xa giá để ngày mai ta lên đường.

Mạc Đăng Dung quay bước về cung điện, ông đang đứng trước một quyết định quan trọng trong đời. Rồi đây lịch sử sẽ xem ông như tên tội đồ số một vì đã dám cắt đất đai tổ tiên cho giặc. Mạc Phúc Hải thấy khóe mắt mình cay cay nhìn theo bóng ông nội chìm dần trong ánh mặt trời đỏ ối cuối ngày.

---
Tháng 11, 1540

Kể từ ngày Lê Lợi và Nguyễn Trãi tổ chức hội thề Đông Quan tiễn quân Minh về nước thì hôm nay giặc Minh chính thức quay trở lại. Đại đội hùng binh tiến rầm rộ tới sát ải Nam Quan, chuẩn bị vào địa phận Việt Nam. Mạc Đăng Dung và các quan đã đứng chờ sẵn ở đó. Gió biên giới thổi heo hắt, cảnh vật vô cùng cô liêu. Tướng Minh Cừu Loan thúc ngựa lên phía trước:

-Ngươi đến đây có gì muốn nói?

Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng không mặc phẩm phục, cổ buộc dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng, đến lạy và cúi đầu trước long đình che lọng vàng - tượng trưng cho Hoàng đế nhà Minh. Ông nộp hết sổ sách về đất đai, quan chức cả nước, và dâng đất vùng biên giới. Mạc Đăng Dung, một con người dũng lược như ông, lại có những bề tôi trung thành nổi tiếng hiền tài như các Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Ngô Miễn Thiệu… chẳng lẽ lại chịu nhục đến thế sao? Nhưng ông chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên.

Quân Minh thấy Mạc Đăng Dung ngoan ngoãn thần phục, bèn không đánh nữa, ra lệnh rút quân và nước ta thoát khỏi viễn cảnh đô hộ khủng khiếp. Mạc Đăng Dung thẫn thờ đứng nhìn hùng binh Đại Minh đi khuất rồi buồn bã trở về. Tuy không nói ra nhưng ông rất đau lòng vì điều này nên chấn thương tâm lý rồi nhuốm bệnh, đến năm sau thì mất. Người ta ca tụng danh tướng Hàn Tín khi nghèo khổ đã chui qua háng tên bán thịt như là một tấm gương nhẫn nhịn đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia sẻ với nỗi nhẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. 

Mình cảm thấy rất ăn năn khi ngày đó đã khinh bỉ Mạc Thái Tổ. Nên các bạn đọc sử hãy tìm đọc nhiều nguồn, để xem các nhận định khác nhau, chứ đừng xem mỗi một nguồn để rồi dễ dàng phán xét. Mình đọc một số liệu sử thấy có chi tiết Mạc Đăng Dung cởi trần rồi tự trói mình lê gối đến xin hàng, nhưng khi coi lại hình vẽ của chính nhà Minh trong "An Nam lai uy đồ sách" lại không phải thế. Mình nghĩ đây là do sử chúa Trịnh chép lại để dìm hàng nhà Mạc (vì Trịnh và Mạc là hai kẻ thù).

Thiết nghĩ tên tuổi và công lao Mạc Thái Tổ Đăng Dung không thể tách rời với những thành tựu mà nhà Mạc đã đạt được xuyên suốt 65 năm tồn tại trong lịch sử dân tộc. Mạc tộc bây giờ vẫn còn nhiều người lắm, nhà thờ tổ ở Hải Phòng thì phải, có trưng cây Định Nam Đao của vua Mạc Đăng Dung.
Chi tiết

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc