Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử phong kiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử phong kiến. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Thăm cố đô Hoa Lư

hoa lư

Tôi đến thăm Đại Thắng Minh Hoàng Đế vào một chiều cuối thu. Nơi đây ngày còn bé vua từng dạo chơi cùng bọn trẻ trong xóm, có cả Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Năm đứa nhỏ về sau lớn lên sáng lập ra triều đại phong kiến đầu tiên của Việt Nam.

Cố đô Hoa Lư không bị con người động chạm quá nhiều nên vẫn còn giữ phong cảnh của thiên niên kỷ trước. Phóng tầm mắt ra xa tôi thấy núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được.

Mộ vua nằm lặng lẽ trên đỉnh núi Mã Yên, quanh năm hương khói đầy đủ. Khi đứng thắp nhang cho hoàng thượng tôi cảm thấy rất xúc động, vì trước mặt mình là di cốt của một anh hùng vĩ đại, mà nếu một nghìn năm trước có lẽ tôi cũng không có cơ hội đứng gần ông như vậy. Dân gian nói "Các vua Hùng mở ra đất nước, Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước". Ngày trước đọc Tam Quốc tôi cũng từng có cảm giác tương tự khi muốn ghé thăm Quan Vân Trường.

Bà cụ quét lăng bảo ai thành tâm lặn lội đến thăm thì ngài sẽ cảm động lắm và sẽ ban phúc cho. Khi xuống núi tôi thấy một cơn mưa nhỏ, lắc rắc trong một phút rồi tạnh. Bạn tôi bảo đấy là dấu hiệu của may mắn. Tôi không phải người mê tín dị đoan, nhưng quả thật sau đó tôi nhận được tin nhắn của mẹ:

"2 tháng nữa có người quen của mẹ ra bắc, con giữ gìn sức khỏe để đi tiếp lên cực Tây A Pa Chải và đỉnh Phansipan."

Chi tiết

Phòng tuyến Tam Điệp

tam điệp

Phòng tuyến Tam Điệp ở Ninh Bình này là điểm đóng quân khi vua Quang Trung ra bắc đánh Mãn Thanh. Ngô Thì Nhậm với Ngô Văn Sở bị Tôn Sĩ Nghị cho ăn hành ghê quá nên rút xuống đây bảo toàn lực lượng Tây Sơn trong khi chờ Nguyễn Huệ đến gánh team. Mình thấy nơi đây núi đá tự nhiên trùng điệp rất hiểm trở giống như tường thành vậy, công thủ đều tiện. Hồi xưa Đinh Tiên Hoàng chọn Ninh Bình làm thủ đô nước Việt là vì thế. Vua Quang Trung nhận xét:

-Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng.

Chỗ này cũng là nơi nghĩa quân ăn Tết sớm, trước khi làm tiệc to trong thủ đô vào mùng 7. Đang viết chap cuối, đoạn vua đến Tam Điệp nên có cảm hứng post hình này.
Chi tiết

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Thế mạnh quân sự lớn nhất của Việt Nam


Người Việt mình vóc người nhỏ bé, so về sức mạnh thì không bằng các dân tộc xứ lạnh phương bắc, bù lại đầu óc rất nhạy bén và nhanh trí, nói thẳng ra là ranh ma, nên nghệ thuật quân sự làm nên tên tuổi của Việt Nam chỉ tóm gọn ở 2 chữ: phục kích.

Địa hình nước ta như trong ảnh này rất phổ biến. Núi thì không cao nhưng cheo leo hiểm trở, cây cối và đầm lầy rậm rạp, thêm nhiều sông ngòi chạy cắt ngang. Quân mình cứ việc tính toán thời gian giặc hành quân sang rồi đặt bẫy, khi nó đạp bẫy thì mình từ bốn phương tám hướng xuất hiện để liên hoan xác thịt. Ví dụ: Bạch Đằng, Chi Lăng, Rạch Gầm - Xoài Mút, Dạ Trạch... Hoặc khi chúng nó không cảnh giác thì tung quân ra đánh. Ví dụ: Ngọc Hồi - Đống Đa, vv

Thực tế có những trận mình thử phang nhau trực tiếp với giặc rồi nhưng thường là từ chết tới bị thương. Như trận Bình Lệ Nguyên là trận đánh duy nhất với quân Mông Cổ tinh nhuệ thuần chủng. Đây là đội quân làm cỏ cả châu Âu, chinh chiến trăm trận, kinh nghiệm đầy mình. Vua tôi nhà Trần hổ báo trẻ trâu ỷ có voi lớn quân đông mà đánh càn. Kết quả là nhà Trần bị đập cho tan tác, bỏ cả Thăng Long mà chạy.

Hoặc như khi Hồ Quý Ly bị quân Minh đánh. Thay vì chọn cách đánh du kích, bỏ hết tất cả để lên rừng, thì lại cho xây thành Tây Đô ở Thanh Hóa để cố thủ. Mà phòng thủ trong thành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam. Bỏ sở trường để dùng sở đoản, thế là bị hốt xác nhanh chóng.
Chi tiết

Áo dài Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc?

áo dài

Thấy nhiều bạn ngộ nhận áo dài của Việt Nam xuất phát từ sườn xám của Trung Quốc nhỉ? Tào lao. Áo dài có từ thời chúa Nguyễn, cụ thể là Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã sáng tạo và định hình nên chiếc áo dài như ngày nay để dân ta có trang phục bản sắc riêng mà mặc, chống lại ảnh hưởng của văn hóa phương bắc. Việt Nam mình có thể trông hao hao Trung Quốc ở nhiều thứ vì ảnh hưởng từ nghìn năm bắc thuộc, nhưng nghiên cứu kỹ hơn thì rõ ràng văn hóa Việt Nam rất khác Trung Quốc, từ kiến trúc. ẩm thực, âm nhạc, tín ngưỡng tới trang phục. Áo dài hoàn toàn là trang phục thuần Việt.

Nói chung mình thấy con gái Việt Nam mặc áo dài tuyệt đẹp, rất có thần, như kiểu sinh ra để dành cho nhau. Tôn dáng mà lại kín đáo, sang trọng. Đẹp nhất là hình ảnh một cô gái Việt mặc áo dài và cầm bông sen.
Chi tiết

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Việt Nam đã xâm lược và đồng hóa Chămpa như thế nào?


Ngày đó Việt và Chăm là hai kẻ ngang tài ngang sức. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng thắng bại thời nào cũng có. Mình chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu, Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn. Do khác nhau hoàn toàn nên hai nước cũng có một sự thích thú nhau nhất định. Như hoàng đế Việt mình rất mê các vũ nữ Apsara của Chăm với thân hình nảy nở, làn da bánh mật và đôi mắt to. Người Chăm xây dựng rất đẹp nên Việt mình cũng dùng thợ giỏi của họ, nhìn thánh địa Mỹ Sơn với tháp bà Ponagar là đủ đảm bảo chất lượng tay nghề rồi. Ẩm thực và âm nhạc Việt sau này cũng tiếp thu của Chăm (nước mắm, vv). Thậm chí vua Trần Nhân Tông được Chế Mân mời qua Chăm chơi, ghiền tới mức ở 9 tháng mới về, chắc được tắm biển Nha Trang :)).

Vậy mà nay cái dân tộc đó mất hết chẳng còn gì. Chính sách diệt chủng tàn bạo của người Việt sau khi chiến thắng đã lấy đi tất cả nền văn minh Champa. Trong khi lịch sử Việt Nam mình bước tiếp thì lịch sử Champa đã vĩnh viễn dừng lại ở cái năm 1832 oan nghiệt đó. Bây giờ dân số họ chẳng bao nhiêu, lại nghèo khổ. Như các phụ nữ Chăm phải gùi thuốc lên Sài Gòn, Đà Nẵng bán qua ngày.

----

Minh Thành Tổ Chu Đệ khi xâm lược Việt Nam đã viết:

"Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ không để sót."

Sau đó khi đã thôn tính xong Việt Nam thì hắn ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn hóa triệt để hơn:

"Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dù dựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. Sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại."

Sự hủy diệt đó khiến Ngô Sĩ Liên, nhà sử học chứng kiến những sự kiện này than rằng:

"Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn."

Rồi 400 năm sau mình cũng đối xử với Champa như vậy chả khác gì. Vua Minh Mạng sau khi thôn tính Champa đã ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mặc đồ người Kinh. Ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng kiếng hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ. Bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, vv. Chưa kể còn buộc các vị tu sĩ Hồi Giáo phải ăn thịt heo và tu sĩ Ấn Độ Giáo phải ăn thịt bò.

Minh Mạng còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp. Buộc người Chăm phải nộp thịt rừng như hươu, nai, thỏ, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.

Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.

Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch. Phải xây dựng đập nước và hệ thống thủy lợi cho ruộng lúa của người Kinh. Ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này.

Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch. Không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.

Nhằm dập tan các cuộc khởi nghĩa chống đối, vua Minh Mang ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng điều này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc diệt chủng người Chăm vô cùng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.

Người Việt mình ưa hòa bình nhưng khi cần mở rộng lãnh thổ thì cũng cực kỳ tàn nhẫn. Nói chung nước nào cũng vậy, chả riêng Việt Nam. Thời chưa có luật pháp quốc tế và Liên Hiệp Quốc thì phang nhau cướp đất là chuyện bình thường. Ngay cả Mỹ còn tàn sát người da đỏ khi khai phá miền tây mà. 2/3 lãnh thổ Việt Nam bây giờ là nhờ đánh chiếm mà có được. Nước mình may mắn ở chỗ, nếu ngày đó Lê Lợi sống an phận hoặc Nguyễn Trãi theo cha qua ải Nam Quan sang Tàu thì chắc giờ mình cũng mất nước vĩnh viễn như Champa rồi.

Trước mình đi phượt có ghé qua Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi từng là tiểu quốc Panduranga của Champa thì không thấy mấy người Chăm. Tự nhiên rùng mình, cả một dân tộc đông đúc ngang người Việt mình mà giờ bị tàn sát đến mức trở thành dân tộc thiểu số, chỉ còn lại các phế tích đền đài rải rác dọc miền trung. Dân Việt trên toàn thế giới tới 2015 là 90 triệu, còn dân Chăm thì cỡ... 400 nghìn. Nhỏ em kết nghĩa mình là potterhead và cũng là hậu duệ người Chăm, không biết nhỏ có thấu được nỗi đau mất nước của tổ tiên không? 

Mình vẫn còn nhớ chút bài thơ Trên Đường Về, và đã đọc khi nhìn thấy cái tháp Chàm đầu tiên ở Bình Thuận:

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi 
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian 
Những sông vắng lê mình trong bóng tối 
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn, 
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi 
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn 
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui.

Đây chiến địa nơi đôi bên giao trận 
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang 
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận, 
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn.

Đây những cảnh thái bình trong Chiêm quốc 
Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi 
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp 
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui.

Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng, 
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh 
Đây chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng,
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.

Đây trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo 
Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà, 
Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo, 
Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa.

Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp
Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi 
Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập 
Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời.
Chi tiết

So sánh thời kỳ Tam Quốc và Tây Sơn

tam quốc

Mình là fan cuồng nhiệt của Tam Quốc nhưng đồng thời là người rất tâm huyết với sử Việt Nam. Do đó mình luôn muốn tìm được một thời kỳ của nước ta có thể sánh được với Tam Quốc. Mình chọn ra 3 cái là Trần - Mông Nguyên, Lam Sơn và Tây Sơn. Thì Tây Sơn là cái gần giống nhất. Để mình liệt kê sơ:

-Tam Quốc có 3 anh em Lưu Quan Trương, mình có 3 anh em Nhạc Huệ Lữ.
-Tam Quốc có Lữ Bố, mình có Nguyễn Hữu Chỉnh.
-Tam Quốc có Ngụy Diên, mình có Vũ Văn Nhậm.
-Tam Quốc có Khổng Minh, mình có Nguyễn Thiếp.
-Tam Quốc có Tư Mã Ý, mình có Nguyễn Ánh.
-Tam Quốc có Chu Du, mình có Lê Văn Duyệt.
-Tam Quốc có Đại Kiều, Tiểu Kiều, mình có Ngọc Hân, Ngọc Bình.
-Tam Quốc có Tôn Thượng Hương, mình có Bùi Thị Xuân.
-Tam Quốc có Đổng Trác, mình có Trương Phúc Loan.
-Tam Quốc có Quách Gia, mình có Bá Đa Lộc.
-Tam Quốc có Bàng Thống, mình có Ngô Thì Nhậm.
-Tam Quốc có Giả Hủ, mình có Ngô Văn Sở.
-Tam Quốc có Hoàng Hạo, mình có Bùi Đắc Tuyên.
-Tam Quốc có Hoa Đà, mình có Hải Thượng Lãn Ông.
-Tam Quốc có Tào Tháo, mình có Trịnh Sâm.
-Tam Quốc có Nghiêm Nhan, mình có Hoàng Ngũ Phúc.
-Tam Quốc có Tuân Úc, mình có Phan Huy Ích.
-Tam Quốc có Từ Thứ, mình có Nguyễn Đăng Trường.
-Tam Quốc có Bàng Đức, mình có Võ Tánh.
-Tam Quốc có Đặng Ngải, mình có Nguyễn Văn Thành.
-Tam Quốc có Tôn Quyền, mình có Nguyễn Phúc Cảnh.
-Tam Quốc có Lưu Thiện, mình có Nguyễn Quang Toản.
-Tam Quốc có Hán Linh Đế, mình có Lê Hiển Tông.
-Tam Quốc có Hán Hiến Đế, mình có Lê Chiêu Thống.
-Tam Quốc có Chúc Dung, mình có Ya Dố.
-Tam Quốc có Thủy Kính, mình có Trương Văn Hiến.
-Tam Quốc có Thục Hán ngũ hổ tướng, mình có Tây Sơn thập hổ tướng, Phạm Ngạn, Nguyễn Quang Huy, Phan Văn Lân...
-Tam Quốc có nhiều mưu sĩ , mình có Tây Sơn lục kỳ sĩ, Phạm Thái, Trần Văn Kỷ...
-Tam Quốc có nhiều anh thư, mình có Tây Sơn ngũ phụng thư.
-Tam Quốc có ngựa Xích Thố, Đích Lư, mình có Bạch Long, Ngân Câu, Ô Du, Xích Kỳ, Hồng Lư.
-Tam Quốc có song cổ kiếm, thanh cang đao, phương thiên hoạch kích, thanh long uyển nguyệt đao, bát xà mâu, mình có Tây Sơn thập thần vũ khí.
-Tam Quốc có Ngụy - Thục - Ngô, mình có Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn.
-Tam Quốc có rợ Nhung, rợ Nam Man, mình có Xiêm, Thanh, lính đánh thuê Pháp, hải tặc Tàu Ô...
-Tam Quốc có Thành Đô - Lạc Dương - Vũ Xương - Trường An, mình có Thăng Long - Phú Xuân - Gia Định - Quy Nhơn.
-Tam Quốc có 3 trận đánh lớn là Quan Độ - Xích Bích - Di Lăng, mình có 3 trận đánh lớn là Rạch Gầm - Ngọc Hồi - Thị Nại.
-Vân vân...

Dĩ nhiên so sánh trên chỉ là tương đối vì hai câu chuyện khác nhau. Nhưng cần gì phải giống người y hệt khi ta cần một "Tam Quốc" của riêng ta? Nếu ai bút lực tốt như La Quán Trung thì hoàn toàn có thể làm nên một bộ tiểu thuyết kinh điển, vì âm mưu quỷ kế tầng tầng lớp lớp và giai thoại dã sử trong giai đoạn Tây Sơn này rất nhiều. Chưa kể còn nhiều tình tiết có thật nhưng đầy tính hư cấu như: Nguyễn Nhạc ngồi vào cũi như con ngựa thành Troy để chiếm Quy Nhơn, hay Nguyễn Ánh là người duy nhất của gia tộc bị thảm sát, về sau trải qua bao phen suýt chết mà được làm bá chủ thiên hạ, vân vân...

Nếu viết thì nên chọn mở đầu là Tuyên Phi Đặng Thị Huệ phá nát nhà Trịnh, và kết thúc là khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế 1802 là đẹp.




So sánh 1 cách tương đối cốt truyện thời Tam Quốc và thời Tây Sơn:

Nguyễn Huệ khá giống với Tào Tháo, đều là những người có hùng tâm thống nhất đất nước và đều dở dang hoàn thành điều đó khi đã gần xong. Nguyễn Huệ ban đầu phò Lê Hiển Tông, nhân danh vua Lê đánh họ Trịnh, Tào Tháo ban đầu phò Hán Hiến Đế, nhân danh vua Hán đánh chư hầu. Là những người vui tính thích đùa, nhưng cũng vô cùng tàn bạo nếu cần, thà ta phụ người chứ không để người phụ ta. Tào Tháo giết cả nhà Lã Bá Xa, Nguyễn Huệ giết cả nhà Nguyễn Phúc Ánh. Tào Tháo bức tử Tuân Úc, Nguyễn Huệ thủ tiêu Vũ Văn Nhậm. Tào Tháo thảm sát Từ Châu, Nguyễn Huệ thảm sát Nam Bộ. Là những nhà cầm quân tài giỏi trong thời chiến, và nhà cải cách xã hội trong thời bình. Có trong tay rất nhiều nhân tài và trung thần nhờ dùng người khéo léo.

Nguyễn Ánh khá giống với Lưu Bị, đều là những người có ước mơ phục hưng lại gia tộc, Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán, Nguyễn Ánh là dòng dõi nhà Nguyễn. Cả hai đều thua cực kỳ nhiều trước đối thủ truyền kiếp của mình là Tào Tháo và Nguyễn Huệ, chạy nạn rất nhiều nhưng chưa bao giờ bỏ cuộc. Đều thoát chết rất thần kỳ, Lưu Bị ngồi trên ngựa Đích Lư nhảy vọt qua bờ sông bên kia khi bị truy sát, còn Nguyễn Ánh thì nhờ bão đuổi đối phương đi để chạy qua đảo Cổ Cốt. Họ biết cách thu phục nhân tâm, khiến người ta sẵn sàng chết vì mình, Lưu Bị được lòng dân Kinh Châu, Nguyễn Ánh được lòng dân Nam Bộ. Lưu Bị có ngũ hổ tướng Thục Hán thì Nguyễn Ánh cũng có ngũ hổ tướng Gia Định. Đời cả hai đều sang trang khi tìm được quân sư của mình, Lưu Bị tìm thấy Gia Cát Lượng, Nguyễn Ánh tìm thấy Bá Đa Lộc. Nhưng Nguyễn Ánh may hơn Lưu Bị ở chỗ đã trở thành người chiến thắng, thống nhất đất nước và khôi phục lại gia tộc của mình.
Chi tiết

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Chuyện hậu cung Gia Long

hau cung gia long

Cuộc đời tình ái của Gia Long cũng rất hay. Ông có một bà vợ tên Tống Thị Lan, bà là người đoan chính, nhâu hậu, dung nhan xinh đẹp. Ngày còn trẻ bà đã được Gia Long đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới. Hôm hoàng tử Cảnh được gửi qua Pháp, Gia Long cũng qua Thái để tìm đồng minh, ông gửi bà nửa thỏi vàng rồi nói:

-Con chúng ta đi rồi, anh cũng sẽ đi đây. Em ở lại chăm sóc cho mẹ, chưa biết sau này mình sẽ gặp nhau ở đâu và lúc nào. Em cất vàng này làm tin, giờ anh đi nhé..

Lênh đênh theo ông từ lúc gian khó, khi Gia Long đi xa, bà vẫn giữ tín vật, một lòng một dạ chờ ông. Về sau khi Gia Long trở về, bà vẫn luôn như hình với bóng với chồng. Nhiều đêm bà còn thức để may y phục cho quân sĩ, rồi có lúc gặp nguy bà lại thúc trống cứu Gia Long trong cơn nguy khốn:

-Anh ơi, cẩn thận Tây Sơn!

-Anh biết rồi, cám ơn Lan!

Rồi hai vợ chồng cũng đánh trống ầm ầm. Tướng sĩ phấn chấn mà đánh vô cùng hăng máu. Xem Hán Sở tranh hùng ta thấy cảnh Ngu Cơ luôn bên cạnh Hạng Vũ, thì ở đây cũng có một cặp vợ chồng son như vậy. Khi mọi chuyện đã xong xuôi, đất nước thống nhất, vua Gia Long có hỏi bà về nửa thỏi vàng. Nàng Lan khi ấy đã là Quế phi, mỉm cười rồi đưa ra. Ông cảm động lắm bèn nói:

-Nàng chẳng bao giờ quên ta. Vậy phải giữ của này làm tin cho đời sau.

Ông cho ghép hai nửa lại với nhau, làm minh chứng cho tình yêu bất diệt của mình với người vợ cả. Nhưng số Quế phi cũng lận đận, con cái đều chết trẻ, bà cũng không thọ. Ngày bà mất Gia Long như chết luôn trong lòng, cứ thẫn thờ nhìn quan tài rồi khóc lóc thảm thiết. Vua Gia Long thương bà đến nỗi khi ông chết cũng muốn được bên bà. Quả thật bây giờ đi lăng Gia Long là thấy hai người đang nằm yên giấc ngàn thu cạnh nhau.

Ông có bà Minh phi Trần Thị Đang, mẹ của vua Minh Mạng và bà Đức phi Lê Ngọc Bình, con dâu vua Quang Trung. Cô Bình thì mình cũng đã kể trong một bài riêng rồi nên không nói ở đây nữa. Giai thoại dân gian còn kể rằng Gia Long có thêm một người “vợ nhặt” nữa. Trong một lần bại trận Tây Sơn, vua Gia Long phải trốn đến cù lao Ông Chưởng đóng giả làm ngư dân. Quân Tây Sơn đuổi rất gấp, quyết chặt đầu Gia Long cho bằng được. Ông chạy đến bờ sông mà không thấy thuyền, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, ông thở dài tuyệt vọng:

-Số ta đến đây là tận rồi. Xin lỗi tổ tiên, con Phúc Ánh bất tài không trung hưng được gia tộc mình.

Bỗng có một đàn quạ và diều hâu bay vòng vòng trên sông, ông ngâm mấy câu thơ cuối cùng:

"Bâng khuâng quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng lại nhiều cá tôm."

Hóa ra khúc sông nào càng nhiều cầm điểu thì lại có nhiều tôm cá, đúng ngay lúc ấy có thuyền nhỏ đi qua thả lưới. Nhờ người ngư phủ tốt bụng nên Nguyễn Ánh quá giang. 

-Cứu tôi, cứu tôi với!

Đến giữa sông thì nghe tiếng hét thất thanh, Gia Long bất chấp nguy hiểm bị Tây Sơn phát hiện, bèn chạy lên mũi thuyền để xem là ai. Hóa ra là một cô gái bị lật thuyền do gặp phải dòng nước mạnh. Lập tức Gia Long cởi áo nhảy ùm xuống sông bơi đến chỗ nàng (Gia Long vốn là một tay bơi cự phách). Ông choàng cánh tay rắn chắc qua vòng eo thiếu nữ rồi đưa nàng lên thuyền.

-Em cám ơn, may mà có anh…

-Cô không sao là tốt rồi.

Gia Long thở hổn hển vì mệt và sợ, nước chảy long tong trên đầu tóc chàng trai. Ánh mắt cô gái bỗng trở nên ôn nhu, tình ý liên miên bất tuyệt:

-Em tên Tố Lan, còn anh?

-Ơ tôi là Nguyễn Phúc Ánh, cô gọi là Nguyễn Ánh cũng được.

Chịu ơi cứu mạng, Tố Lan đã đưa Phúc Ánh về nhà tạ ơn. Gia đình nàng khi biết ân nhân độc thân mới đề nghị gả cô làm vợ cho Gia Long. Nghĩ rằng chuyện xảy ra có lẽ là duyên trời sắp đặt, mà lúc ấy anh chàng trẻ tuổi Gia Long cũng đang forever alone, thế là ngu gì không ừ. 

Cuộc tình trên trời rớt xuống này hóa ra lại là vận may tuyệt vời của Gia Long, ông được nhà vợ giấu kín khỏi tai mắt Tây Sơn. Đồng thời, Tố Lan và những người thân còn bắt tôm cá, mua thóc gạo về nuôi vị hoàng tử sa cơ. Cha Tố Lan còn đi tìm kiếm giúp Gia Long các cận thần đang lưu lạc mỗi người một ngả để tập hợp lại, giúp ông tiếp tục sự nghiệp phục quốc. Nhưng sau khi Gia Long làm vua thì không rõ nàng Tố Lan đi đâu.

Ngoài ba mỹ nhân đặc biệt trong cuộc đời Gia Long như nói ở trên, trong hậu cung của vua còn có gần trăm bà phi khác là con các quan tiến cung. Các bà vợ này đều do các quan dâng tiến. Sau này, dù lớn tuổi song không nỡ làm tổn thương các quan, Gia Long vẫn chấp nhận việc nạp phi (ông bỏ chế độ hoàng hậu). Vì thế dàn harem của Nguyễn Ánh ngày càng gia tăng đến mức báo động. Nếu vua Gia Long là rồng, thì các bà phi là một bầy phượng tối ngày chí chóe.

Hậu cung là nơi chỉ có hoàng đế là người đàn ông duy nhất, là thế giới riêng để thiên tử mát xa, thư giãn bên các cục cưng trẻ đẹp của mình sau những giờ làm việc căng thẳng trên công sở. Ai không biết thì vẫn ảo tưởng các chị em khi ở chung với nhau, suốt ngày đuổi hoa bắt bướm thì hậu cung sẽ vô cùng bình yên và thần tiên. Nhưng trái lại, để giành được sự sủng ái của hoàng đế cũng như quyền lợi cá nhân, nơi đây đã biến thành chiến trường khốc liệt của các bánh bèo với đủ thứ thủ đoạn cùng âm mưu. Có câu ca dao:

"Nhà dường mà lợp tranh mây,
Làm trai hai vợ như dây buộc mình."

Gia Long thấm thía điều này vô cùng. Ông trở thành hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam phát mệt với hậu cung của mình. Vua Gia Long oai hùng trong chiến trận, uy nghi khi ở bệ rồng nhưng vẫn không thể nào quản "chuyện nhà" mình. Gặp đại thần Chaigneau, ông ủ ê tâm sự:

-Khanh sẽ không ngờ rằng cái gì đợi trẫm ở kia (vua lén lút chỉ chỉ về phía hậu cung) khi trẫm rời khỏi nơi đây. Ở đây trẫm rất thoải mái vì được nói chuyện với những người xứng đáng. Họ lắng nghe trẫm, họ hiểu trẫm và khi cần, họ vâng lệnh trẫm răm rắp. Còn ở chốn hậu cung, trẫm gặp phải một lũ qủy sứ thật sự. Chúng cãi vã nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả chạy đến cầu xin trẫm phân xử. Nếu làm đúng trẫm sẽ phải chửi tất cả. Khi các mẹ nóng máu thì chả mẹ nào chịu nhường mẹ nào.

Sau một lúc im lặng, vua lại… than tiếp:

-Haiz, chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm điếc tai nhức óc. Trị nước dễ ẹc, trị mấy thím hậu cung mới khó.

Và rồi để chứng minh, hoàng đế Gia Long tội nghiệp giả giọng, điệu bộ của phi tần, tức giận hét lớn:

-Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử…

Gia Long được nước than tiếp:

-Trẫm không thể thải bớt hay hạn chế phi tần, vì phần đông họ đều là con cháu văn thần võ tướng. Nếu trẫm bỏ bê một người, cô ta sẽ lập tức rên rỉ với cha mình, và ông ta nếu không chế nhạo trẫm già cả yếu sinh lý thì cũng sẽ kể lại với đám bạn của ổng. Trẫm sẽ trở thành trò cười cho dân chúng.

Ông buộc phải ra quy định:

-Chửi nhau trong cung, ăn 50 hèo.
-Đánh nhau hoặc chửi nhau mà vua nghe thấy, 100 hèo. 
-Tùy theo thương tích của nạn nhân mà ăn thêm đòn. =))

Nhìn lại, một nửa cuộc đời Gia Long là những chuyến phiêu lưu đông tây nam bắc, đối đầu với Tây Sơn cùng Nguyễn Huệ. Khi lên núi, lúc trong rừng, khi ra đảo, lúc bơi sông. Đó là một quãng thời gian đầy khổ cực với những cung bậc cảm xúc căm hận, buồn bã, vui mừng, nhưng cũng đầy sôi động, thú vị. Đã quen với những điều đấy, nên rất có thể đây là lý do nửa đời về sau ở cung điện Phú Xuân yên tĩnh, suốt ngày ra vào cung là gặp mấy con mẹ nhiều chuyện, Gia Long cảm thấy cuộc sống thật nhạt nhẽo:

-Trẫm muốn sửa lại hết cái thế giới này, nhất là đàn bà, vì họ ghê sợ hơn đàn ông!
Chi tiết

Suy nghĩ về Nguyễn Ánh - vua Gia Long

giếng gia long

Chúa Nguyễn Ánh – Gia Long trong một lần trốn chạy quân Tây Sơn đã đến Phú Quốc. Đặt chân tới nơi này thì nước ngọt đã hết, lương thực cũng cạn kiệt. Trong khi rối bời, Nguyễn Ánh đã cắm mũi kiếm xuống đá, ngửa mặt lên trời thốt lên rằng:

"Nếu trời cho làm vua thì hãy ban cho nước ngọt và lương thực."

Dứt lời, chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt toạc, nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ra. Cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô vàn. Loại cá này sau đấy được gọi là cá cơm để làm nước mắm Phú Quốc. Còn dòng nước trong khe đá nứt đó nay vẫn còn tuôn chảy cung cấp nước ngọt, được người dân nơi đây làm gọi là Giếng Tiên hay Giếng Gia Long.

Muốn biết Nguyễn Ánh ăn ở có tốt không thì cứ nhìn cái cách mọi người đối xử với ông ta sẽ rõ. Bao nhiêu anh hùng sẵn sàng chịu chết thay, thanh niên nam bộ thì đầu quân để ông đánh Tây Sơn, dân chúng thì tìm cách che giấu và cho tiền. Thật sự lúc đó Tây Sơn rất mạnh và Nguyễn Ánh thua liên tục, đến nỗi nhiều lúc quân sĩ không có lương phải hái cỏ và đào củ để ăn, nhưng tại sao người ta phải làm vậy? Ở miền nam vẫn còn các miếu Gia Long, núi Cấm, núi Ngự để chỉ nơi vua ở... 

17 tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, phải gánh trách nhiệm cả gia tộc trên vai thì thứ duy nhất mà Nguyễn Ánh có lúc đó chỉ là sự kiên nhẫn và nhờ vả. Nhiều lúc Nguyễn Ánh sống rất khổ sở, nhưng cũng bình dân quây quần cùng binh lính ăn rau dại, cá khô. Ông biết đồng cam cộng khổ với ba quân. Gia tộc tan nát nhưng Nguyễn Ánh luôn có người giúp đỡ là đủ biết uy tín của ông ta cao đến đâu.

Về sau khi làm vua rồi Gia Long vẫn khoan thứ cho nhiều danh sĩ bên nhà Tây Sơn, đối xử rất tốt với con cháu cựu thù là chúa Trịnh, đền ơn đáp nghĩa những ai đã giúp đỡ mình ngày còn bôn tẩu giang hồ, tạo điều kiện cho người dân đảo Phú Quốc làm ăn, còn tự mình ra khơi đánh cướp biển giùm. Thậm chí lúc gặp tai nạn lao động tại công trường xây lăng, u đầu dập chân, Gia Long cũng không trừng phạt các quan thi công, ngược lại còn cấp thuốc men để chạy chữa cho họ, tặng 500 quan tiền và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn, gần nơi xây dựng lăng. Có thể ông ta không phải là một nhà vua vĩ đại, nhưng ông ta biết cách và hiểu đạo làm vua.

Nguyễn Ánh không hề hèn, thấy quân Tây Sơn là đánh ngay, thân chinh ra trận chỉ huy luôn, nhưng thua thì phải bỏ chạy và tìm cơ hội khác quật lại. Đến cả Tào Tháo thua ở Xích Bích cũng quắn đít lên mà trốn, Lưu Bị bại ở Đương Dương cũng bỏ lại hết vợ con, Tôn Quyền tan nát tại Hợp Phì thì một người một ngựa cắm đầu đào tẩu. Ba ông vua của Tam Quốc còn như thế, sao ta lại trách Ánh được? Thắng thua là lẽ thường của nhà binh.

Trong sách giáo khoa chỉ nhắc đến lần Gia Long mời Xiêm về đánh Tây Sơn, nhưng lại lược bỏ tất cả nguyên nhân và suy nghĩ ông ta. Thành ra hình ảnh Gia Long được giảng dạy không khác một kẻ bán nước, khiến bọn trẻ có thành kiến với vị hoàng đế này ngay từ bé. Trong khi thật ra nó như thế này:

"Thực tâm, Nguyễn Ánh trên bước đường cùng, chưa dám quyết định cầu viện vua Xiêm vì chưa tin lắm ông bạn láng giềng nhiều tham vọng. Nhưng tướng Châu Văn Tiếp lại thua trận Cá Trê, Ánh đánh liều chạy sang Bangkok kêu cứu. Vua Xiêm sai hai người cháu Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem quân giúp Gia Định trả thù Tây Sơn vốn đã gây cho Xiêm mối bất bình từ trước. 

Nhưng việc xảy ra đến cả vua Xiêm cũng không thể ngờ là các tướng Xiêm lộng hành thả cho quân sĩ cướp bóc, hãm hiếp, tàn hại dân lành, tranh nhau cả tiền bạc Tây Sơn ném ra làm mồi nhử, khiến Nguyễn Ánh rất thất vọng, ông giao hết việc lại cho thuộc tướng rồi bỏ đi ra các đảo."

Ông cay đắng: "Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì?"

Cầu viện Xiêm bản thân mình cũng công nhận chắc chắn là sai lầm và là cái dớp lớn nhất trong đời Nguyễn Ánh. Nhưng ta phải hiểu thế này: Ánh có ơn với Rama vì giúp ông ta lên ngôi vua Xiêm, hai bên vốn có tình đồng minh từ trước, nay Ánh thất thế thì vua Xiêm phải hỗ trợ lại. Sau đó, cả Rama lẫn Nguyễn Ánh đều sốc vì hai thằng cháu vua Xiêm lại dám thả tự do để quân lính tàn hại dân nam bộ như vậy. Nguyễn Ánh rất căm phẫn nên đến tận lúc chết cũng quyết không nhờ Xiêm giúp nữa.

Trước khi phán xét một kết quả, hãy tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân của nó. Lịch sử mà làm như 1+1 = 2, chính xác đến từng đáp số, thiển cận. Như ông Nobel chế ra thuốc nổ dynamite để phá núi đào đường, rồi người ta áp dụng trong chiến tranh. Dynamite đã giết rất nhiều người nhưng có phải thực tâm Nobel muốn vậy không? Ông sau đó rất hối hận và tìm cách sửa chữa bằng cách cống hiến tài sản mình để tạo ra giải Nobel. Cũng như Gia Long mời quân Xiêm vào Việt Nam để đuổi Tây Sơn vì dân miền nam rất ghét Tây Sơn, nhưng cuối cùng hai mất dạy kia nó giở quẻ thả quân ra phá phách thì nằm ngoài tiên liệu của cả vua Rama và Gia Long. Về sau Gia Long cũng sửa chữa lỗi lầm của mình.

"Cõng rắn cắn gà nhà"?. "Gà nhà" Tây Sơn đó có đồng minh Chân Lạp, có hải tặc Tàu Ô, và sẵn sàng truy cùng giết tận Ánh, không để Ánh yên ngày nào. Ánh không có gì trong tay thì phải làm sao? Tự tử hay đi tu?

Chưa kể sgk còn cắt hết 25 năm gian khổ, cắt luôn diễn biến rằng tại sao 1 đứa trẻ 17 tuổi lại có thể kiên trì như thế và lại xây được 1 đội quân đông đảo như thế nếu ai cũng ủng hộ Tây Sơn, Tây Sơn là thần thánh?

Việc thống nhất đất nuớc thì thời Tây Sơn chưa hề thống nhất, bởi chính nội bộ Tây Sơn đã không thống nhất, mỗi anh em làm trùm một nơi. Nguyễn Lữ là Đông Định Vương làm vua miền nam (chỉ đuợc thời gian ngắn vì bị Nguyễn Ánh lấy lại). Nguyễn Nhạc là Tây Sơn Vương làm vua miền trung. Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương làm vua miền bắc. Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đánh nhau tưng bừng hoa lá. Như vậy chính Tây Sơn mới tạo mầm loạn lạc khi anh em mà tranh quyền với nhau. Còn Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi thì giang sơn về một mối, không còn nơi nào cát cứ. Nói như vậy không phải chê Quang Trung, ông vẫn là một anh hùng vĩ đại bách chiến bách thắng, nhưng cũng phải công bằng với Gia Long. Quang Trung văn võ song toàn, cuộc đời hiển hách, lại mất sớm khiến hậu thế tiếc nuối. Đứng cạnh một nhân vật hào quang rực rỡ như vậy hẳn nhiên Gia Long phải chịu nhiều thiệt thòi. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.

Cuối cùng, Nguyễn Ánh là ông vua trọng thương nghiệp, vẫn giao thương với ngoại quốc. Tiếc là các vua sau không kế thừa được điều này mà lại bế quan tỏa cảng như Triều Tiên bây giờ. Giả sử nếu vẫn tiếp tục thông thương với bên ngoài (cả Mĩ, Pháp, Anh lúc đó đều muốn thông thương với Đại Việt) có lẽ vận nước đã khác nhiều.

Cái gì xấu của Tây Sơn thì giấu đi hết (thảm sát nam bộ, huynh đệ tương tàn, chia cắt đất nước...), cái gì tốt thì thổi phồng, còn cái gì xấu của Gia Long thì nói quá lên, cái gì tốt thì ẩn sạch sẽ (chiêu hiền đãi sĩ, thống nhất giang sơn). Đó là điều đáng suy nghĩ.
Chi tiết

Nguyễn Ánh - Ông vua siêu may mắn

gia long

Sự may mắn của vua Gia Long nằm ngoài các định luật vật lý thông thường, nằm ngoài quy luật vũ trụ con mẹ nó luôn =)). Mình đánh giá ông này còn hên hơn mấy thằng té núi lượm bí kíp trong truyện kiếm hiệp. Kể sơ sơ mấy lần tiêu biểu xem:

-Lần 1, năm 1777 cả gia tộc bị Tây Sơn thảm sát, mình Nguyễn Ánh sống sót. Ổng mới 17 tuổi chạy ra Phú Quốc trốn thì quân Tây Sơn lùng sục khắp nơi muốn nhổ cỏ tận gốc. Nguyễn Ánh thiếu thốn đủ thứ, chỉ còn biết cầu nguyện: "Nếu trời cho ta làm vua thì hãy ban nước ngọt và lương thực". Trong lúc tuyệt vọng, ổng dùng gươm cắm sâu xuống khe đá. Chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt ra nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ào ạt. Chưa hết, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp Ánh có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm. Để ghi nhớ sự kỳ diệu này, dân trong vùng gọi đây Giếng Tiên. 

-Lần 2, có lúc Nguyễn Ánh phải sống như ăn mày, Nguyễn Văn Thành chấp nhận dẹp bỏ sĩ diện của một người nho nhã, đi làm cướp để nuôi Ánh đến nỗi bị dân đánh suýt chết.

-Lần 3, Nguyễn Ánh trực tiếp so tài cùng Nguyễn Huệ, bị Huệ đánh tơi bời hoa lá hẹ. Thuyền chiến của Ánh, kể cả xịn hay dỏm, lớn hay nhỏ, đều bị Huệ đánh chìm và tịch thu. Binh sĩ Ánh sợ Tây Sơn liền bỏ chạy quắn đít, còn mỗi Ánh xui xẻo bị kẹt lại ở Định Tường do ngựa sa lầy xuống bùn. May sao Nguyễn Huỳnh Đức liều chết quay lại cứu. Huỳnh Đức một mình lớn tiếng thách thức quân Tây Sơn lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả rừng, khiến quân Tây Sơn sinh khó hiểu, sợ có mai phục nên rút lui. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được. Đêm đó Nguyễn Ánh ngủ gục trên đùi Huỳnh Đức, ông thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ, chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như thành viên của hoàng gia. :)). Trong một lần giao tranh, Huỳnh Đức bị chính tay trùm cuối Nguyễn Huệ bắt sống. Huệ cũng rất thích ông nên thu dụng, nhưng ông bảo là chỉ đánh quân Trịnh chứ quyết không phản Nguyễn Ánh. Về sau khi cùng Nguyễn Huệ thành công đánh quân Trịnh rồi, đã trả cái ơn không giết, Huỳnh Đức rời bỏ Tây Sơn sang đất Thái để tìm chúa cũ. Ông bất ngờ khi Nguyễn Ánh vừa về Sài Gòn. Vua Thái muốn giữ ông lại nhưng ông vẫn ra đi để tìm cho được Nguyễn Ánh phò tá mới thôi.

-Lần 4, Nguyễn Ánh sau khi liên tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên thì lực lượng tan rã gần hết. Các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngả. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cỡi trâu qua sông. Sau đó lênh đênh trên biển mấy ngày, sắp chết khát thì gặp lúc... sông Cửu Long đổ nước ngọt ra khơi.

-Lần 5, thủy quân Tây Sơn do Trương Văn Đa rút kinh nghiệm nên càng tổ chức vây chặt đảo Cổ Long. Đảo bị vây 3 vòng mà Nguyễn Ánh không còn cả quân thủy lẫn bộ để bật lại. Đúng lúc đó bão lớn đến, thuyền Tây Sơn bị đắm phải quay về, trong khi ổng hì hục chèo forever alone giữa biển cả mênh mông chạy sang đảo Cổ Cốt thì lại thoát.

-Lần 6, Ánh đóng giả ngư dân trốn Tây Sơn ở cù lao Ông Chưởng, tuy nhiên khi thấy một cô gái sắp chết đuối liền ga lăng bay ra cứu. Sau màn thể hiện đầy nam tính vừa rồi, cô gái tên Tố Lan đổ cái rầm như một cây chuối bị sét đánh và Ánh bị kéo về nhà làm chồng theo tục lệ nơi đây. Ông cha vợ nuôi ăn ở, giúp che giấu, đồng thời đi tìm các tướng đang lưu lạc cho Ánh.

-Lần 7, Tây Sơn phát hiện nơi ẩn náu ở Đá Chồng, sắp tóm được Ánh thì Lê Phước Điển tình nguyện mặc đồ ổng để ra hy sinh lừa Tây Sơn. Điển bị chém đầu, còn ổng tiếp tục thoát sang đảo Cổ Long.

-Lần 8, Nguyễn Ánh bại trận ở sông Ngã Bảy phải chạy qua nước Chân Lạp. Tây Sơn đuổi theo, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.

-Lần 9, trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh có linh cảm bọn mọi Xiêm sẽ bại trận nên bỏ đi trước. Quả nhiên chuẩn đến vi khuẩn cũng phải gật gù, đi đánh đề hay mua vé số là chết nhà cái luôn đó anh Ánh. Quân Xiêm chỉ trong một ngày bị giết đến quá nửa và gần như thủy quân bị boss cuối Nguyễn Huệ quạt chả gần hết, thậm chí tướng rất thân của Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp cũng tử trận. Nguyễn Ánh bị một tướng Tây Sơn tên Trân bắt, nhưng vì có ân tình trước đó nên lại được thả. Anh lại tung tăng cùng cuộc phiêu lưu còn dài phía trước.

-Lần 10, bất chấp Nguyễn Ánh khi đó chả có cái vẹo gì trong tay, toàn thua tới thua rất to, giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp không được, liền tự bỏ tiền túi ra đồng thời đi vận động bà con cô bác gần xa làm từ thiện quyên tiền giúp đỡ Ánh.

-Lần 11, Nguyễn Huệ đánh vào Gia Định 4 lần không bắt được Nguyễn Ánh, như kiểu Tom và Jerry rượt nhau suốt ngày. Đến nỗi Huệ ức chế không hiểu vì sao hắn may mắn thế, cuối cùng phải phá hủy hết lăng mộ 8 đời chúa Nguyễn để cắt "long mạch", ngăn tổ tiên hô hấp nhân tạo cho Ánh.

-Lần 12, Nguyễn Huệ chuẩn bị đánh Gia Định lần thứ 5, quyết chơi khô máu với Ánh thì gặp gió ngược nên chưa thể vào nam. Tới khi sắp có gió thuận thì bỗng lăn đùng ra đột tử. Nhọ.

-Lần 13, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Huy đánh thẳng một mạch hạ đến 25 tướng của Nguyễn Ánh, kéo tới ngay trước chân thành thách thức. Nguyễn Ánh tò mò bèn lên thành đứng xem (tính dân Việt Nam mà, như kiểu thấy tung xe cũng bu lại ngó để thỏa mãn hiếu kỳ). Quang Huy nhìn thấy ngay lập tức rút cung sắt bắn thẳng lên thành, trúng ngay vai trái khiến Ánh bất tỉnh tại chỗ. Vết thương khá nặng nhưng không chết. Ánh sau đó lại chạy thoát về miền nam.

Lần 14, Nguyễn Ánh chạy bộ còn quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Trương thì cưỡi ngựa đuổi theo. Khi Nguyễn Ánh vừa chạy qua khỏi một đoạn đường hẹp thì có một thân cây lớn mục nát đổ xuống chắn ngang đường, kỵ binh Tây Sơn không sao qua được. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát nạn. Nguyễn Văn Trương sau việc trên cũng đã linh tính về chân mệnh thiên tử của chàng thanh niên này. Nên về sau khi Nguyễn Ánh trở lại Nam Bộ, ông đã xin hàng và trở thành một trong ngũ hổ tướng thân tín nhất, khai quốc công thần Nguyễn triều, lập rất nhiều công to.

-Lần 15, trong đại chiến Thị Nại, lúc thuyền chở Nguyễn Ánh chèo vào giữa biển lửa thì đúng ngay tầm bắn của hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, đại bác nã như xả đạn vào đầm. Tướng Võ Di Nguy của ổng bị một phát bay đầu, binh lính chết từa lưa hột dưa, nhưng riêng ổng vẫn sống nhăn, chả sứt mẻ gì. Tử thần cũng bất lực với Nguyễn Ánh.

-Lần 16, Võ Tánh tình nguyện tử thủ Quy Nhơn, chịu chết để thu hút lực lượng Tây Sơn đến đây, giúp chúa rảnh tay vượt biển đánh úp Phú Xuân. Ánh đòi lại kinh thành cũ của gia tộc Nguyễn Phúc một cách dễ dàng.

-Lần 17, Nguyễn Ánh giao tranh kịch liệt với Bùi Thị Xuân ở Trấn Ninh, đang gần thua thì vua Tây Sơn Quang Toản sợ hãi bảo rút lui, thế là lật kèo, thắng ngoạn mục và từ đó tiêu diệt luôn Tây Sơn.

-Lần 18, lúc Gia Long ra công trường để giám sát việc xây lăng, đang ngồi trong nhà thì bỗng gió giật một phát đổ sụp xuống. Hai hoàng tử bị trọng thương, nhiều quan khác chết tại chỗ. Thiệt hại ước tính vài trăm triệu vnd. Thế nhưng ổng vẫn sống nhờ kịp chui xuống hố, phản xạ nhanh như vận động viên do có kinh nghiệm nhiều năm hành tẩu giang hồ, chỉ bị dập chân, u đầu do xà rơi trúng.

Và còn rất rất nhiều lần bị Tây Sơn dí, phải núp lùm, bơi trên sông mà vẫn thoát, chưa kể còn được nhiều quý nhân cứu giúp và hỗ trợ (25 năm lưu lạc cơ mà). Nói chung trời cho cha nội này quá nhiều cơ hội, không làm vua cũng hơi phí. Mong sau này sẽ có một bộ phim công bằng hơn vì đời ổng cũng chả khác phim =)).
Chi tiết

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Diễn biến Tây Sơn tranh hùng Nguyễn Ánh

tây sơn

Tóm tắt sơ qua diễn biến Tây Sơn tranh hùng với Nguyễn Ánh:

I- Giai đoạn đầu:

-Đàng Trong cuối thế kỷ 18, gian tặc Trương Phúc Loan lấn lướt chúa Nguyễn làm nhiều điều tàn ác, gây căm hận trong dân chúng. Ba anh em Tây Sơn nổi dậy với khẩu hiệu: "Lật đổ Trương Phúc Loan, phò tá Nguyễn Phúc Dương". Họ lấy của những nhà giàu rồi phân phát cho dân nghèo, do đó được dân chúng các nơi theo về.

-Nguyễn Nhạc dùng mưu tự nhận mình là người được trời giao sứ mạng và nhờ đó ông tạo ra được một đội quân hùng mạnh, biến khởi nghĩa Tây Sơn (bên cạnh Lam Sơn) trở thành hai cuộc khởi nghĩa thành công nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhạc đi đến đâu, người dân tộc theo đến đấy. Các già làng tặng Tây Sơn voi ngựa. Trai tráng các buôn sắm lao, làm ná, mang gươm tới đầu quân, sát cánh cùng Nhạc đánh chiếm thành Quy Nhơn. 

-Nhạc ngồi vào cũi giả đò bị dân bắt đem nộp quan lấy thưởng. Quan Quy Nhơn tưởng thật cho khiêng vào thành. Nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho đồng minh xông vào giết hết quan quân một cách bất ngờ, khiến họ trở tay không kịp. Thành Quy Nhơn nhanh chóng lọt vào tay Tây Sơn. Từ đấy anh em Nhạc, Huệ có một căn cứ chắc chắn để đánh các nơi khác. Trong số người Tàu tiếp tay cho họ có cả hai thương gia kiêm cả hải tặc là Lý Tài và Tập Đình.

-Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lợi dụng tình trạng hỗn loạn ở Đàng Trong, sai lão tướng Hoàng Ngũ Phúc mang quân vào đánh, phá vỡ 100 năm hòa bình. Hoàng Ngũ Phúc vượt biên giới hai Đàng, oanh tạc thủ đô Phú Xuân dữ dội. Chúa Nguyễn chịu không nổi nhiệt, phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Nhưng quá đen cho đội Nguyễn Phúc là lúc đó anh zai áo vải Nguyễn Nhạc cũng vừa kéo quân tới Quảng Nam để chuẩn bị múc Phú Xuân. Thế là Nguyễn Phúc Dương bị tóm cổ, còn chúa Nguyễn Phúc Thuần dắt díu các cháu mình vượt biển vào Gia Định.

-Nhạc có được Nguyễn Phúc Dương trong tay. Vốn là người mưu mẹo, ông ta muốn mượn danh của vị hoàng tử sa cơ này để kêu gọi, tăng sức mạnh cho Tây Sơn hơn nữa! Nhưng có một chuyện Nhạc không ngờ là quân Trịnh đột ngột xuất hiện tại Quảng Nam. Tây Sơn không hiểu đội quân hùng mạnh này đâu ra nữa, sao lại có mặt tại Đàng Trong? Hai bên nhìn nhau và cùng bày tỏ quan ngại sâu sắc.

-Tây Sơn và Trịnh giao tranh kịch liệt, nhưng Nguyễn Nhạc tuổi gì so với lão tướng dày dạn Hoàng Ngũ Phúc với 30 năm kinh nghiệm chinh chiến? Nhạc bị đánh te tua, thua tơi bời hoa lá hẹ. Tình hình quá căng nên Nhạc đành đầu hàng quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc thấy bọn thổ phỉ này có vẻ hữu ích, bèn chấp nhận và thu dụng quân Tây Sơn.

-Lúc này Tây Sơn đã trở thành “nhân viên sai vặt” của nhà Trịnh. Họ được giao hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất là quản lý 3 nơi Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên. Thứ hai là làm tiên phong tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc lúc này chỉ ngồi đó và giám sát Tây Sơn làm ăn thế nào. Ngu ngu là ông hốt xác bọn mày.

-Tây Sơn nhanh chóng tỏ ra mình thiện chiến thế nào. Nguyễn Huệ lần đầu xuất trận đã cầm Ô Long Đao chém chết tướng địch, chiếm được Phú Yên, sau đó là cả Quảng Nam. Nguyễn Lữ phi thẳng xuống miền nam chiếm được Gia Định, nhưng chỉ cướp gạo và của cải rồi đem về.

-Từ năm 1776 trở đi quân Tây Sơn mạnh lên thấy rõ, không còn ngán họ Trịnh nữa. Nguyễn Nhạc cho đắp lại thành Đồ Bàn làm kinh đô, dựng cung điện, xưng Tây Sơn Vương, phong hai em mình làm tướng. Lúc này hoàng tử Nguyễn Phúc Dương đang bị Tây Sơn giam cầm nhưng may mắn được giúp đỡ, trốn thoát vào Gia Định hội ngộ cùng gia tộc. Thế nhưng sau đó Nguyễn Huệ đuổi theo, và lần này hy vọng cuối cùng của họ Nguyễn Phúc là thành Gia Định sụp đổ. Huệ bắt giết toàn bộ gia đình, dòng họ chúa Nguyễn. Cậu bé Nguyễn Ánh là người duy nhất sống sót, nước mắt đầm đìa nhìn cả họ mình bị đóng cũi giải ra pháp trường. Chẳng còn cách nào khác, cậu phải tìm nơi nương náu ở một hòn đảo.

-1778, Nguyễn Nhạc chính thức lên ngôi hoàng đế Tây Sơn! Thế nhưng con cháu họ Nguyễn Phúc trong nam còn tiếp tục chiến đấu. Nguyễn Ánh được mọi người tôn làm nguyên soái khi mới 17 tuổi. Tuy Ánh mặc áo tang trở về quyết tâm đánh nhưng còn non kinh nghiệm, binh lính chưa đông, level chưa cao, thành ra thua cuộc phải chạy ra đảo Phú Quốc. Nguyễn Huệ 4 lần mang quân vào Gia Định và thành phố đã đổi chủ tới 7 lần. Các khu đô thị sầm uất Cù Lao Phố, Mỹ Tho và Chợ Lớn bị quân Tây Sơn thảm sát.

-Phò mã Trương Văn Đa của Tây Sơn truy nã Nguyễn Ánh khi đó đang lênh đênh trên biển. Có người đã phải hy sinh mặc đồ của Ánh để chết thay cho ông. Bất ngờ một cơn bão lớn ập đến, thuyền của Tây Sơn bị đắm nhiều đành phải rút lui, còn Nguyễn Ánh hú vía trốn thoát lần nữa, như Tom và Jerry.

-Nguyễn Huệ đuổi mãi không bắt được Nguyễn Ánh thì rất tức giận. Ông phá hủy tất cả lăng tẩm của các chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Khoát Riêng về mộ phần của cha Nguyễn Ánh thì quân Tây Sơn quật hài cốt đổ xuống sông Hương.

II- Giai đoạn sau:

-Nguyễn Ánh lưu lạc rất khổ sở, nhiều lúc sống như ăn mày, nhưng nghĩ lại trách nhiệm của mình quá lớn, ông cắn răng mà bước tiếp. Đột nhiên ông nhớ tới Xiêm La. À, ta từng giúp vua Xiêm lên ngôi, thì nay hắn phải nghĩ tình đồng minh ngày trước mà trả ơn ta, giúp ta đòi lại những gì đã mất. Vua Xiêm chấp nhận cũng không thể ngờ được rằng hai đứa cháu ông ta lại lộng hành thả cho quân sĩ cướp bóc, hãm hiếp, tàn hại dân lành, tranh nhau cả tiền bạc Tây Sơn ném ra làm mồi nhử. Nguyễn Ánh cay đắng, hối hận vô cùng vì tin người, bởi vì ông không hề muốn làm hại những người dân nam bộ đã che chở cho mình. Ông biết Xiêm La khốn nạn như vậy thì đằng nào cũng bại trận nên đã bỏ đi. 

-Nguyễn Huệ nghe tin Xiêm La tràn sang nước ta, lập tức kéo quân từ Quy Nhơn xuống miền nam để phục kích bằng hỏa hổ thần công. Huệ đốc thúc ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm gương. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mạng, tiến công rất mãnh liệt. Quân Xiêm thua một trận kinh điển tại Rạch Gầm - Xoài Mút.

-Tây Sơn lúc này đã kiểm soát toàn bộ miền nam, Nguyễn Ánh mà lòi mặt ra là chết không có chỗ chôn. Thế nên ông trở lại Xiêm La, sống bên xứ ấy 3 năm. Trong 3 năm này ông giúp Xiêm La đánh Miến Điện và Mã Lai, coi như không còn mắc nợ vua Xiêm nữa. Tại đây Nguyễn Ánh nuôi dưỡng quân lính và chờ ngày phục thù.

-Ông nhận được sự che chở của Bá Đa Lộc, một giám mục công giáo.Thời gian đầu thập niên 1780, với những khó khăn gặp phải, mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh. Đội quân Tây Sơn rất đông hải tặc Trung Hoa, hành động mà bây giờ gọi là “nuôi dưỡng khủng bố”. Nếu không mượn thuyền và quân Pháp thì khó bật lại được.

-Bá Đa Lộc đem con trai Nguyễn Ánh qua Pháp để thương lượng. Thế nhưng hiệp ước này chưa thành hiện thực thì cách mạng Pháp nổ ra, vua Louis bị chém chết. Bá Đa Lộc đắng hết cả lòng mề, đành tự bỏ tiền túi ra, đồng thời kêu gọi mọi người cùng quyên góp giúp chúa Nguyễn. 

-Nguyễn Ánh đột ngột trở về Nam Bộ. Nguyễn Lữ khi ấy đang có bệnh, liệu sức không địch nổi nên trở về Quy Nhơn tạ tội với anh Nhạc rồi bỏ đi giang hồ. Nguyễn Ánh tới bây giờ mới thật sự là có mảnh đất Gia Định để nương thân, rồi từ đó phát triển lên. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Nguyễn Ánh mà Nam Kỳ xưa kia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông đảo và vui vẻ. Người ngoại quốc ra vào buôn bán tấp nập. 

-Lại nói về Hoàng Ngũ Phúc thấy quân Tây Sơn đã mạnh, bèn rút quân Trịnh về miền bắc. Ông đi được nửa đường thì ngã bệnh rồi chết. Mất đi Hoàng Ngũ Phúc thì coi như chúa Trịnh đã mất đi vị thần hộ mệnh Bắc Hà. Nguyễn Huệ nghe lời hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, công khai làm phản, chiếm thành Phú Xuân từ tay quân Trịnh, rồi tiến ra bắc tiêu diệt họ Trịnh luôn! (Sẵn đem công chúa Ngọc Hân trở về, hihi)

-Tình hình miền bắc rất căng thẳng vì liên tục có những người phản bội Tây Sơn, trong khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đang bận ác chiến tại Quy Nhơn để so tài cao thấp. Lê Chiêu Thống mất hết quyền lực, bèn qua nhà Thanh xin cấp cứu. Tôn Sĩ Nghị theo lệnh Càn Long tiến vào Việt Nam. Quang Trung lập tức lên ngôi rồi hành quân thần tốc ra Thăng Long làm gỏi bọn xâm lược.

-Lê Chiêu Thống phẫn uất khi Càn Long công nhận Quang Trung là chủ nước Việt, ông tính bỏ vào nam theo Nguyễn Ánh nhưng không được. Nguyễn Ánh biết Quang Trung trước sau cũng đánh mình nên ông lén chạy ù ra Thị Nại đốt thuyền của Tây Sơn rồi chạy ù về lại Gia Định.

-Quang Trung cay lắm, bèn vỗ vai Nguyễn Nhạc, hai anh em chuẩn bị phối hợp 3 đường thủy bộ cùng nam tiến để cày cho bằng được Nguyễn Ánh. Lúc đó thì gió bị ngược nên phải đợi, tới lúc sắp có gió để giong thuyền thì Quang Trung đột tử. Chiến dịch bị hoãn vô thời hạn. Mọi kế hoạch Quang Trung ấp ủ cho một nước Việt hùng cường chấm dứt từ đây.

III- Giai đoạn cuối:

-Nguyễn Quang Toản lên thay cha làm hoàng đế Tây Sơn nhưng còn nhỏ quá nên bị gian thần lợi dụng. Các tướng nhà Tây Sơn cũng tìm cách hãm hại lẫn nhau. Vương triều này đã chẳng còn gì để dân lưu luyến nữa.

-Nguyễn Ánh nhiều lần thân chinh xuất trận. Cuối cùng ông cũng hạ được thành Quy Nhơn rồi trở về miền nam. Quy Nhơn ở vị trí lẻ loi, nói chung forever alone nên rất khó tiếp viện nếu bị đánh. Quả thật mùa thu năm đó quân Tây Sơn vây thành và chặn đường tiếp viện phía nam. Nhờ Võ Tánh giỏi cố thủ nên thành không bị mất. Nguyễn Ánh không thể để tướng của mình chết được nên ông tự đi cứu viện.

-Từ năm 1800, chiều sóng chiến trận đã từ từ trở nên bất lợi cho phía Tây Sơn. Lần đầu tiên Nguyễn Ánh thay vì trở về miền nam, đã ở lì lại Quy Nhơn khi đó đang bị Tây Sơn vây hãm dữ dội. Sau gần một năm giằng co mãi không cứu được Võ Tánh, ông quyết định tìm cách khác. Nguyễn Ánh chuyển hướng tấn công vào Phú Xuân sau khi đã hỏa thiêu toàn bộ chiến thuyền Tây Sơn ở Thị Nại trong một trận thủy chiến dữ dội chưa từng có của lịch sử Việt Nam.

-1802, từ ngày giữ chức đại nguyên soái đến lúc này trải qua 25 năm, Nguyễn Ánh được 40 tuổi, nhiều phen ông phải vào sinh ra tử cận kề cái chết, thì tới giờ mới chính thức đòi lại được kinh đô cũ của họ Nguyễn Phúc. Ông chính thức lên ngôi hoàng đế với hiệu là Gia Long. Cho sửa sang lại thành quách và khôi phục lại lăng tẩm tổ tiên (Sẵn cưa nàng Ngọc Bình luôn, hihi)

-Ngồi ngai vàng chưa nóng mông thì Gia Long tiếp tục xắn tay áo để truy đuổi tàn quân Tây Sơn. Vua Quang Toản bỏ Phú Xuân chạy tuốt ra bắc, Gia Long đuổi theo tới cùng. Trong đại chiến ác liệt tại Trấn Ninh, suýt nữa ông thua nhưng do Toản hèn nhát bảo Bùi Thị Xuân rút lui nên thành ra trận này Gia Long đại thắng.

-Đất Tây Sơn mất dần dần khi quân Nguyễn hừng hực khí thế thống nhất. Nguyễn Ánh tiếp tục chiến thắng tại Kỳ Sơn và tiến thẳng ra Thăng Long. Đây cũng là lần đầu ông đặt chân tới thủ đô Đại Việt, chứ trước đó Gia Long chẳng biết Hà Nội tròn méo thế nào cả. Quang Toản bị dân bắt nộp, ông cho giải về Phú Xuân. Trận chiến cuối cùng là tại Quảng Tây - Trung Quốc, Gia Long đã chém đầu Đại tư mã Trịnh Thất -1 hải tặc Trung Hoa trong hàng ngũ Tây Sơn- và kết thúc hoàn toàn cuộc nội chiến kéo dài suốt gần 30 năm, đưa Việt Nam về một mối.
Chi tiết

Bí ẩn cái chết của Nguyễn Huệ


Cái chết của Nguyễn Huệ thật sự là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử Việt Nam, vì ông chết chỉ trước 20 ngày đánh trận cuối cùng với Nguyễn Ánh, chết trong cái độ tuổi sung mãn nhất là 40. Có vài giả thiết:

1. Bị Ngọc Hân đầu độc vì ghen khi Quang Trung sai hổ tướng Võ Văn Dũng qua hỏi cưới cách cách của Càn Long. Trong lúc đang đề nghị thì bỗng nghe tin dữ rằng vua qua đời, Dũng té quỵ xuống khóc lóc rồi trở về nước.

2. Bị Càn Long đầu độc bằng chiếc áo bào có mấy chữ thêu bằng kim tuyến “Xa tâm chiết trục, đa điền thử”. Nếu ghép lại thì thành ra lời tiên tri rằng người mặc áo này sẽ chết vào năm Tý. Quả thật năm 1792 là năm Nhâm Tý. Nhưng vua Quang Trung đâu có khờ đến mức mặc áo do kẻ thù ban. Càn Long hơn Quang Trung tới 42 tuổi, là một con cáo già, hẳn Quang Trung phải đề phòng.

3. Sử chép: “ Vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại”. Triệu chứng rất giống tai biến mạch máu não, bị cao huyết áp vì làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Hoặc bị viêm phổi sặc, xuất huyết dưới màng não. Mà dù thế nào thì vua Quang Trung cũng khó qua khỏi, nếu qua khỏi thì cũng bại liệt, mất trí hoặc ngớ ngẩn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm thậm chí đến tận thế kỷ 21.

4. Assassin's Creed: Dai Viet chronicles. Do sát thủ của Nguyễn Ánh cử ra ám toán.

Mình từng muốn thăm mộ vua Quang Trung nhưng rất cay đắng khi Gia Long đã phá hết. Nhưng sau này tìm hiểu thì mình lại có thêm hy vọng:

Quang Trung hoàng đế không chết ngay buổi chiều hôm ấy mà vài ngày sau mới nhất. Dĩ nhiên ông còn đủ thời gian để trăn trối. Ông ý thức được sự nguy hiểm của Nguyễn Ánh nên bảo Trần Quang Diệu sau khi mình chết hãy đem Quang Toản về Phượng Hoàng Trung Đô, còn an táng cho mình thật sơ sài và nhanh chóng trong vòng 1 tháng, đừng làm cầu kỳ. Cái đêm vua mất thì mọi thứ vẫn nằm trong vòng bí mật. Thậm chí cả đại quân sư La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mà còn không biết, khi biết thì cũng không được vào vì đường sá canh nghiêm.

Mình nghĩ Quang Trung là người thông minh, làm việc luôn có kế hoạch, vì ông đã phá hủy lăng mộ các chúa Nguyễn trước đó hẳn ông phải biết kết cục ngôi mộ của mình ra sao nếu Gia Long chiến thắng. Có thông tin rằng vua Quang Trung chưa bao giờ ở trong thành Phú Xuân, bởi vì khi ông diệt họ Trịnh tại đây đã nhận ra điểm yếu của nó là bị kẹp giữa sông Hương và sông Kim Long, rất dễ bị thủy quân tấn công.

Do đó vua sống và làm việc tại một cung điện ẩn dật gọi là Đan Dương. Và muốn giữ được bí mật tuyệt đối thì chỉ còn cách chôn vua ngay tại cung điện đó. Trong bài thơ “Cảm hoài” do Ngô Thì Nhậm viết có chú một đoạn rằng:

-Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta.

Rất có thể Gia Long đã đào nhầm phải mộ giả Quang Trung, như cách Tào Tháo đã từng làm trước kia. Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang ra sức tìm kiếm cung điện Đan Dương ở đâu, mình mà biết là tới ngay.

P/s: Trong thâm tâm của vua Quang Trung là muốn xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô thật hoành tráng để làm thủ đô Tây Sơn, không phải “ở tạm” trên kinh đô cũ Phú Xuân của các chúa Nguyễn. Nên nhớ Tây Sơn lúc đó có 2 vùng, Nguyễn Huệ chỉ giữ đoạn từ Huế trở ra bắc thôi, còn giữa miền trung là của Nguyễn Nhạc. Xem Tây Sơn là 2 nhà khác nhau cũng được.

Vua cho rằng Nghệ An nằm giữa, đường sá từ Nam ra, từ Bắc vào đều bằng nhau, chưa kể quê tổ tiên ông cũng ở đấy. Bèn sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ, đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất chung quanh và sai quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng toà lầu rồng ba tầng cùng điện Thái Hoà hai dãy hành lang. 

Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, nhà vua viết:

-Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước. 

Nên nếu ông còn sống và triều Tây Sơn còn tồn tại thì Nghệ An sẽ là thủ đô của nước ta.
Chi tiết

Cảm nghĩ về vua Quang Trung

quan trung

Quang Trung đột ngột băng hà thì con là Cảnh Thịnh lên ngôi. Thằng nhóc này mới 10 tuổi, cỡ học sinh tiểu học nên biết gì đâu. Mọi quyền lực là của thái sư Bùi Đắc Tuyên, chú nàng Bùi Thị Xuân. 

"Vua Quang Trung mãn phần quá trẻ 
Việc triều đình không kẻ đảm đương 
Tham lam một lũ gian thần 
Thái sư giám quốc lấn dần phép vua."

Lão Tuyên sống rất lỗi, giết vô cùng nhiều người theo Quang Trung, những người còn lại chán nản quá nên bỏ đi, nhà Tây Sơn suy yếu nghiêm trọng, chỉ còn chờ Nguyễn Ánh tới hốt xác. Nhưng số lão cũng đen, về sau bị Võ Văn Dũng dìm xuống sông Hương chết đuối. Mình sẽ viết chi tiết về lão này sau.

Nếu Quang Trung còn sống có thể sẽ khác, vì tuy hung dữ nhưng ông lại rất kính trọng các danh sĩ, cũng giống Gia Long là ưng người tài. Đây là một ví dụ:

Chúa Nguyễn vừa bị Tây Sơn tấn công bên trong, vừa bị quân đội của Chúa Trịnh vượt sông Gianh tấn công bên ngoài, chống đỡ không nổi, đành bỏ chạy tuốt vào phía Nam. Nguyễn Đăng Trường không kịp chạy theo, đành phải đem mẹ già đến lánh nạn ở Quy Nhơn. Xui xẻo bị quân Tây Sơn bắt, thế nhưng trái với suy nghĩ của Nguyễn Đăng Trường, Nguyễn Huệ đối đãi ông như khách quý, coi như thầy, thật lòng thuyết phục Nguyễn Đăng Trường hợp tác với mình xây dựng vương triều mới.

Nhưng Nguyễn Đăng Trường không chịu, một mực khước từ để ra đi. Không cách gì giữ lại được, Nguyễn Huệ đành lòng để Nguyễn Đăng Trường vào nam theo chúa Nguyễn dù biết đó là thả hổ về rừng. Khi chia tay Nguyễn Huệ lưu luyến nói:

- Tiên sinh muốn níu kéo lại vương triều chúa Nguyễn, có nghĩ sẽ làm được không? Tôi sợ rằng ngày sau tiên sinh hối hận không kịp nữa.

Nguyễn Đăng Trường đáp lại:

- Tôi thấy đại trượng phu ở đời thì trung thành và hiếu nghĩa là quan trọng nhất Nguyễn Huệ ạ. Tôi dắt mẹ đi tìm chúa thì trung với hiếu đều đầy đủ. Còn những chuyện về sau thành hay bại, sướng hay khổ là do số trời. Tôi không hối tiếc đâu.

Nguyễn Huệ chắp tay bái ông, cảm phục là người có chí, cấp thuyền lương cho đi. Tháng 4 năm 1777, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tấn công Gia Định, đập tan toàn bộ dinh lũy và quân đội của nhà Nguyễn, khiến Nguyễn Ánh chỉ còn biết lẩn trốn hết chỗ này đến chỗ khác. Nguyễn Đăng Trường lại bị bắt. Gặp nhau Nguyễn Huệ hỏi:

- Tiên sinh hẳn còn nhớ lời tôi nói ngày nào khi chia tay chứ? Nay tiên sinh nghĩ sao?

Nguyễn Đăng Trường cúi đầu, cười đáp lại:

- Nguyễn Huệ ơi, nay tôi chỉ có chết mà thôi, ông cần phải hỏi làm gì?

Nguyễn Đăng Trường quay mặt về hướng bắc tức là thành Phú Xuân rồi lạy mấy lạy mới hiên ngang chịu chết. 

Mình thấy Nguyễn Huệ lúc đầu bắt được Đăng Trường chỉ có 23 tuổi nhưng đã đủ bình tĩnh để lắng nghe người ta. Ông hung hãn thô bạo nhưng cũng tùy lúc, rất mạnh tay với những tên phản bội, nhưng yêu hiền kính sĩ. Về sau có La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp kèm cặp, uốn nắn từ từ, vẽ đường chỉ lối thì hẳn sẽ không thể là một hôn quân bạo chúa. Nếu Quang Trung sống thọ thì Việt Nam có lẽ rất khác.

Mình chỉ chê trách triều Tây Sơn của Nguyễn Nhạc là đưa đất nước trở lại thời phong kiến, chứ còn triều Tây Sơn tiến bộ của Nguyễn Huệ thì mình lại có cảm tình.

Sau chiến thắng vô cùng vĩ đại 
Vua Quang Trung trở lại Phú Xuân 
Khẩn hoang ban chiếu khuyến dân 
Mở trường dạy học, đưa dân về làng 

Mở khoa thi, Thiếp làm chủ khảo 
Dùng chữ Nôm từ dạo bấy giờ 
Bỏ sưu, giảm thuế hầu cho 
Nhân dân bớt khổ, bớt lo phần nào 

Thẻ bài cho Thiên Hạ Đại Tín 
Cho công dân tuổi đến trưởng thành 
Thu mua đồng tốt vào doanh 
Đúc ra vũ khí, giáp binh, chiến thuyền 

Sai đúc tiền "Quang Trung thông bảo"
Lại lập kho chứa gạo khi dư 
Lục tìm sách cổ tàng thư 
Khắc in Sử ký, Tứ thư lưu hành

Viện Sùng Chính thuộc ngành giáo dục
Cho nhân tài dịch sách Hán Nôm 
Di tích văn hoá bảo tồn 
Vua truyền Nguyễn Thiếp kiêm luôn viện này 

Ông Nguyễn Thiếp nhân tài hiếm có 
Việc dịch thuật đã bỏ nhiều năm 
Chuyển từ Hán ngữ ra Nôm 
Tứ thư, Tiểu học còn gồm Ngũ Kinh 

Triều Quang Trung tinh anh chẳng ít 
Ngô Thời Nhiệm, Huy Ích, La Sơn 
Đến nay trước tác vẫn còn 
Góp phần di sản nét son sau này

Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số 
Vua Quang Trung đành bỏ ra đi
Lìa trần một giấc biệt ly 
Trăm năm còn lại những gì nữa đây?
Chi tiết

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Những mặt tối của nhà Tây Sơn

tây sơn thảm sát

Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc, Tây Sơn là một cuộc khởi nghĩa cần thiết, điều đó không ai có thể phủ nhận, kể cả mình. Thế nhưng lịch sử là một bức tranh nhiều mặt, mà nếu bạn chỉ nhìn vào mặt đẹp đẽ của nó mà bỏ qua góc khuất thì bạn sẽ không biết được toàn diện về nó. Nếu bạn không ngại thì hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về mặt tối của nhà Tây Sơn.

Sẵn sàng chưa? Còn nếu bạn là fan của Tây Sơn và muốn giữ hình tượng trong lòng thì hãy bật qua trang khác.

---

Thảm sát Cù Lao Phố.

Cù Lao Phố nằm gần thành phố Biên Hòa ngày nay. Trước đây nó chả có cái quái gì hết, toàn là rừng rú thôi. Ngày xưa nước Tàu bị nhà Thanh xâm chiếm nên người Hoa qua tị nạn bên Việt Nam đông lắm, chủ yếu ở miền nam. Rồi một nhóm người thấy Cù Lao Phố dễ ở nên dọn về đó sống. Người Hoa vốn rất có tài buôn bán, thành ra thương nghiệp phát triển, và từ đó rất nhiều ngành nghề khác mọc lên ăn theo. Từ một chỗ hoang vu trở thành trung tâm thương mại quốc tế, Cù Lao Phố vụt lên tỏa sáng, giống giống Đà Nẵng ngày nay. Đường rộng bằng phẳng, lót đá đẹp đẽ, người buôn bán tụ tập đông đúc, tàu ghe đến đậu chen lấn nhau, rất nhiều đại gia chọn đây làm nơi sinh sống. Cù Lao Phố khi ấy là nơi vui tươi và đáng sống nhất miền nam.

Cho đến một ngày bi kịch năm 1776, quân Tây Sơn đánh chúa Nguyễn, và Cù Lao Phố là địa điểm đầu tiên. Dân chúng bị tàn sát thê thảm, nhà bị đốt phá, cái gì đem về được Quy Nhơn thì họ dỡ đi. Do người Hoa thích chôn vàng bạc nên quân Tây Sơn xới tung cả đường lên để tìm. Các ngành nghề thủ công tan tành chẳng còn gì. Xác chết lấp hết dòng sông quanh cù lao, nước đỏ ngầu vì máu, kinh khủng còn hơn thảm sát Paris. Đến cả tháng sau những người sống sót vẫn không ai dám dùng nước ở sông đó. Cả một vùng thương cảng sầm uất đã biến thành bãi tha ma. Những người còn sống sót đã dắt díu nhau lánh nạn về Bến Nghé và thành lập vùng Chợ Lớn, vẫn còn ở Sài Gòn tới ngày nay. Mãi sau này người ta mới trở về, nhưng dân số còn không bằng 1% lúc trước. 

---

Hủy diệt Mỹ Tho.

Mỹ Tho thì vẫn còn ở Tiền Giang, là cái thành phố Mỹ Tho bây giờ đấy. Hồi xưa khai khẩn miền nam thì chúa Nguyễn có cho người Hoa về đây, sau có người Kinh và Miên tới ở nữa, lập thành phố xá. Chỗ này cũng hoành tráng không kém Cù Lao Phố, một trong hai trung tâm thương mại xịn của miền nam bấy giờ. Nhà ngói cột chàm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo.

Nhưng Tây Sơn đã làm gỏi Cù Lao Phố thì chẳng lẽ họ tha cho Mỹ Tho? Ngày Tây Sơn đến mọi người nhốn nháo đem của cải đi chôn hết. Quân Tây Sơn đốt phá sạch sẽ. Và cũng như Cù Lao Phố, về sau dân Mỹ Tho cũng trở về những chẳng được một nửa ngày xưa.

---

Tàn sát Chợ Lớn.

Nguyễn Lữ đánh vào Sài Gòn, cướp lúa gạo chở trên 200 thuyền về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị phục kích, ông nhận ra mặt một số người Hoa đã giúp Nguyễn Ánh. Thế là Nhạc giận cá chém thớt. Ra lệnh thảm sát người Hoa, ước tính 10000 người thiệt mạng. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Người ta không còn dám ăn cá tôm dưới sông. Còn ai có đồ người Hoa trong nhà cũng đem vứt hết vì sợ chết lây, nhưng cũng chẳng ai dám nhặt. Vật giá leo thang chóng mặt, đến cả cây kim cũng đắt, nhân dân cực kỳ khổ sở.

---

Tại sao Tây Sơn thất bại?

Bài viết có tham khảo tư liệu của trang lichsuvietnam, thì gồm có 3 nguyên nhân chính:

1. Anh em bất hòa, các tướng không hòa thuận.
2. Đánh giá thấp sức chịu đựng của Nguyễn Ánh.
3. Chế độ bắt lính và lao động tàn nhẫn.

Trong bài viết ‘Rethinking the Tây Sơn Era’ (Nghĩ lại về thời Tây Sơn), giáo sư George Dutton có nói phong trào Tây Sơn tàn nhẫn không kém gì nhà Trịnh hay Nguyễn trong việc cưỡng bức nông dân phục vụ cho các chiến dịch quân sự và các công trình xây cất. Ban đầu, họ nổi tiếng là nhóm khởi nghĩa có tài đốt phá dinh thự, nhà cửa của quan lại và chia của cho dân. Dân chúng ở những vùng chưa biết đến họ đã mơ ước được giải phóng. Chỉ có điều những người giải phóng này sau đó đã áp đặt một chế độ cưỡng bức quân dịch và lao động công ích không kém tàn khốc so với những lãnh chúa phong kiến khác.

Theo George Dutton, cuộc sống của nông dân Việt Nam ở những nơi ba anh em Tây Sơn làm chủ hay chiếm đóng còn cực khổ hơn dưới ách chúa Trịnh hay chúa Nguyễn vì quân Tây Sơn liên tục tiến hành chiến tranh. Quân Tây Sơn cũng nổi tiếng ưa đốt phá, cướp bóc và thường họ đến đâu chỉ một thời gian ngắn là dân chúng tìm cách trốn khỏi vùng họ kiểm soát, để tránh không bị cưỡng bức vào quân đội hay chế độ lao dịch. Đây là một trong những lý do khiến triều đại này sụp đổ nhanh chóng.

Để có quân lính phục vụ các chiến dịch, nhà Tây Sơn đã áp dụng chính sách cưỡng bức nông dân vào lính một cách tàn khốc. Sử gia George Dutton nói dù ban đầu có những nông dân hăng hái xung vào đội quân Tây Sơn, nhưng càng về sau này, hàng ngũ của họ không còn những người ‘nhiệt tình’ nữa, mà chỉ là lính quân dịch. Người nông dân phải liên tục ra trận và thường bị các cấp chỉ huy đối xử tàn bạo. Nhà Tây Sơn thẳng tay bắt lính và trừng trị nặng nề những ai không muốn theo họ.

Dân chúng ở những vùng Tây Sơn làm chủ phải chịu chế độ lao động rất hà khắc. Họ bị buộc phải tham gia xây dựng cách công trình quân sự và dinh thự. Nguyễn Nhạc bắt dân xây thành ở Quy Nhơn để làm kinh đô cho ông. Trong đợt tấn công ra Bắc, Nguyễn Huệ cũng bắt dân đi lao công, gây ra phản ứng xấu trong dân chúng.

Sau khi chiếm được Huế, Nguyễn Huệ cho lính vây bắt dân chúng, buộc họ làm việc ngày đêm để củng cố lại thành quách làm chỗ cho ông cố thủ. Chỉ vài năm sau, Nguyễn Huệ lại bắt dân xây Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An, một công trình có tầm vóc rất lớn. Dân địa phương phản đối và mạnh ai người nấy trốn.

Quân Tây Sơn còn hà khắc hơn các chúa Trịnh và Nguyễn trong việc áp dụng chế độ lao dịch. Dưới quyền của họ, quân lính bắt cả các nhà sư, phụ nữ và trẻ em đi phu. Chỉ có những bà mẹ đang cho con bú là được miễn.

Theo George Dutton, một trong những lý do khiến các công việc xây cất có nhiều dưới triều Tây Sơn là quân Tây Sơn hay đốt phá các công trình của đối thủ và cả các chùa chiền. Việc dùng lửa như một cách tiến hành chiến tranh cũng góp phần tàn phá nhà cửa. Và sau khi chiếm được một đô thị, họ lại có nhu cầu phòng thủ và xây cất dinh thự cho các tướng lĩnh. 

Nhìn chung, nhà Tây Sơn cũng chẳng khác gì các triều khác, thậm chí còn có phần tàn khốc hơn. Theo phân tích của George Dutton thì sau khi triều Nguyễn thống nhất đất nước, hình ảnh oai hùng của Tây Sơn phần nào đọng lại trong ký ức dân gian vì sự căm ghét đối với triều Nguyễn, chứ không hoàn toàn là sự thực.

Thế nhưng cá nhân mình thì Tây Sơn vẫn cần, và vai trò của họ là dọn sẵn một con đường quang đãng để từ đó Nguyễn Ánh thống nhất đất nước.

Thông tin về giáo sư George Dutton cho bạn nào cần tra cứu: http://www.alc.ucla.edu/person/george-e-dutton/
Chi tiết

Một số tư liệu để viết truyện lịch sử thời Tây Sơn

quang trung

Mình đang nghiên cứu về thời đại Tây Sơn nên có một số thông tin muốn chia sẻ, sẽ hữu ích nếu bạn nào muốn viết truyện lịch sử:

1. Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

2. Tây Sơn ngũ phụng thư: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung.

3. Tây Sơn lục kỳ sĩ: Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiều, Triệu Đình Tiệp, Cao Tắc Tựu.

4. Tây Sơn thất hổ tướng: Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng.

5. Tây Sơn đại tư mã: Ngô Văn Sở.

6. Tây Sơn quân sư: Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích.

7. Tây Sơn hoàng hậu: Lê Ngọc Hân, Lê Ngọc Bình.

7. Tây Sơn gian hùng: Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm.

8. Tây Sơn địch thủ: Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh.

9. Tây Sơn võ công: Hùng kê quyền, Yến phi quyền, Độc lư thương, Nghiêm thương.

10. Tây Sơn thần khí: Hỏa hổ thần công, Hỏa cầu lưu hoàng, Thần công tượng binh, Định Quốc chiến hạm.

11. Tây Sơn thập thần binh: Ô long đao, Huỳnh long đao, Lôi long đao, Xích long đao, Độc thần kiếm, Thiết côn, Ngân côn, Thiết Thai cung, Vĩ Mao cung, Kỳ Nam cung, Liên Phát cung.

12. Tây Sơn ngũ thần mã: Bạch Long, Xích Kỳ, Ô Du, Ngân Câu, Hồng Lư.

---
Vua Quang Trung đường đường trước trận 
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong 
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng 
Trên đầu chiến mã hào hùng ruổi rong!
Chi tiết

Tôi sẽ viết truyện về thời kỳ Tây Sơn như thế nào?


Mình tính viết truyện về thời kỳ này, các bạn cho ý kiến thử.

Đặt trong bối cảnh những năm 70 của thế kỷ 18, ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn bị loạn thần Trương Phúc Loan thao túng quyền lực, tệ tham nhũng diễn ra tràn lan, nhân dân rên xiết lầm than. Phong trào Tây Sơn xuất hiện thời điểm ấy là thời cơ chín muồi để chống lại một triều đình thối nát. Nhà chúa Nguyễn nhanh chóng bị đánh bại, phải chạy vào Gia Định (Sài Gòn), sau đó dòng họ này bị truy đuổi sát hại. 

Khi đó Nguyễn Huệ 18 tuổi đã là tướng quân bách chiến bách thắng của đội quân Tây Sơn, có tài thao lược hơn người, phong thái oai phong, là bậc kỳ tài trong thiên hạ. Còn Nguyễn Ánh là hậu duệ còn sót lại cuối cùng của dòng chúa Nguyễn. Cậu bé mất nước, mất cả gia đình, phải trốn chạy từ Gia Định ra Phú Quốc, rồi lưu lạc sang tận Thái Lan cầu cứu vua Xiêm giúp đỡ để lấy lại cơ nghiệp của tổ tông và để trả mối thù sâu đậm với nhà Tây Sơn.

Vua Xiêm nhân cơ hội đó sai 5 vạn quân sang nước ta không ngừng cướp bóc ở Nam Bộ, nhân dân rất oán giận. Nguyễn Ánh thấy vậy nhưng bất lực trước thời cuộc. Ông căm phẫn nhưng vì lợi ích lớn lao hơn đành nhắm mắt làm ngơ. Quân Xiêm hiếu chiến nhưng chủ quan nên bị quân Tây Sơn đánh cho tơi tả ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Chúng sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Nguyễn Ánh lúc đó may mắn chạy được. Cái tội rước quân Xiêm vào không thể không truy cứu trách nhiệm cho ông. Tuy nhiên, với một cậu bé mang một trách nhiệm nặng nề với tổ tông và một mối thù không đội trời chung với nhà Tây Sơn, trong tay không có binh quyền sang cầu cứu quân Xiêm như vậy chúng ta phần nào có thể rộng lượng tha thứ được. 

Sau khi thất bại trong việc cầu cứu Xiêm, Nguyễn Ánh gửi con trai là hoàng tử Cảnh lúc đó mới 6 tuổi theo giáo sĩ Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, nếu thành công sẽ cắt Côn đảo và cửa Hàn cho Pháp thông qua hiệp ước Versaille. Nhưng lúc bấy giờ chế độ phong kiến ở Pháp đã bị thối rữa không thể nào giúp đỡ Việt Nam, Bá Đa Lộc về nước với một đám lính đánh thuê từ Ấn Độ và một vài chiếc tàu chiến cũ kỹ. Về sau, khi đại nghiệp thống nhất thành công, Pháp viện cớ buộc Gia Long thi hành hiệp ước Versaille, tuy nhiên Gia Long đã từ chối vì phía Pháp không thi hành điều gì trong hiệp định. 

Ông hạn chế giao lưu với người Pháp vì biết rõ ý định xâm lăng từ Pháp quốc. Dù rất nể tướng quân Lê Văn Duyệt nhưng ông đã không chọn người cháu đích tôn kế thừa ngai vị mà chọn đứa con thứ của mình là Minh Mạng. Bởi dòng của hoàng tử Cảnh đã cải theo đạo thiên chúa và có tư tưởng thân Pháp. Ông lo ngại Pháp sẽ nhân cơ hội đó mà chiếm lấy nước ta, nên ông chọn người con có tư tưởng chống Pháp lên nối ngôi như đã nói là Minh Mạng.

Sau thất bại của quân Xiêm, nhà Tây Sơn có được Nam Bộ. Quân Tây Sơn cũng không ngừng cướp bóc và thảm sát khiến nhân dân miền nam đau lòng nhớ đến thời chúa Nguyễn còn trị vì. Anh em nhà Tây Sơn cũng xung đột lẫn nhau, nên 3 người chia Việt Nam làm 3 vùng chiếm đóng. Nam Bộ do Nguyễn Lữ cai trị, nhưng ông không có khả năng lãnh đạo và nắm chính quyền như 2 ông anh. Nguyễn Ánh nhanh chóng lợi dụng tình hình trên, quay lại Nam Bộ. Được nhân dân giúp đỡ và hậu thuẫn tối đa, Nguyễn Ánh nhanh chóng đánh bại Nguyễn Lữ, giành lại Nam Bộ từ Tây Sơn. Trong khi đó Nguyễn Huệ đã vượt sông Gianh tiêu diệt chúa Trịnh ở miền Bắc, rồi lần lượt đánh bại loạn thần cũng như đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào tết kỷ Dậu năm 1789. 

Nguyễn Huệ nhận thức được mối nguy của Nguyễn Ánh ở phía Nam, có ý định mượn đường qua vùng đất của Nguyễn Nhạc để diệt trừ hậu họa. Tuy nhiên không nhận được sự đồng ý của anh trai mình, ông buộc phải đi bằng được biển. Sau một vài trận đánh thua trước Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đi xem phong thủy và bói toán thì được nói rằng long mạch của chúa Nguyễn ở Phú Xuân (Huế) còn rất mạnh, đang phù hộ cho Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, cần cắt đứt chúng. Vì vậy lăng các chúa Nguyễn bị quật lên. Trong đó cha của Nguyễn Ánh dù không làm chúa là Nguyễn Phúc Côn cũng bị đào xới lên và vất xuống sông. Mộ chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đồi núi Thanh Hóa không biết ở đâu không thì…

Chính vì việc này, sau khi chiếm được Phú Xuân năm 1801, đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh có những hành động trả thù hết sức dã man. Như khai quật mộ của Nguyễn Huệ lên, giã xương ra sau đó cho quân lính tiểu vào đó. Sọ thì giam vào ngục tối, yểm bùa và xích lại. Con cháu nhà Tây Sơn thì bị giết hết sức rùng rợn. Người đời dèm pha cho rằng ông là một con người hiếu sát, tàn bạo với kẻ thù. Nhưng lịch sử đã ghi lại những việc làm khoan dung và độ lượng với những kẻ thù trước đây như vua Lê và con cháu chúa Trịnh, cũng như những người từng làm quan thời Tây Sơn. 

Ông mang trong mình mối hận xương tủy với nhà Tây Sơn, đặc biệt là với Nguyễn Huệ. Việc Nguyễn Ánh trả thù như vậy âu cũng là quy luật nhân quả, có vay ắt phải trả. Bài viết không có ý định hạ thấp uy tín danh phẩm của Nguyễn Huệ - Quang Trung, người mà bản thân tôi rất mến mộ. Ông có 3 công cực lớn:

Thứ nhất, xóa mối hận thù chia cắt gần 3 thế kỷ trong lịch sử dân tộc. Ranh giới sông Gianh bị xóa bỏ.

Thứ hai, ông đã đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm ở Nam Bộ thông qua chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, là một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử dân tộc.

Thứ ba, bằng chiến dịch hành quân thần tốc, ông đã nghiền nát 29 vạn quân Thanh đang xâm lược nước ta.

3 kỳ công ấy, lịch sử không thể phủ nhận được.

Nhưng bài viết trong suy nghĩ còn thiếu sót của bản thân, mong muốn tìm lại những gì khách quan đúng đắn về một thời kỳ lịch sử đã trải qua. Đánh giá công bằng và công tâm hơn về những nhân vật trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.

Như vậy, một cậu bé 11 tuổi trong bối cảnh nước mất, nhà tan, bị truy sát đến đường cùng, mang trong mình một gánh nặng phải khôi phục giang sơn của tổ tông để lại, phải trả thù cho những người thân bị giết hại.

Trong 24 năm ròng rã, Gia Long phải đối phó với một lực lượng quân sự hùng mạnh của Tây Sơn, đã trải qua hàng trăm trận chiến lớn nhỏ. Ông đã làm được những việc phi thường tưởng chừng không thể làm được. Ông có công bước đầu thống nhất địa giới hành chính quốc gia từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau. Làm chủ một quốc gia lớn nhất chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng vương triều Nguyễn - một vương triều có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Vua Gia Long không đáng bị bôi nhọ về nhân phẩm như một số bài viết tôi từng được đọc. 

Nếu có một tác phẩm công bằng viết về cuộc tranh đấu của hai con người vĩ đại này thì thật là tuyệt vời. Chuyện sẽ mở đầu bằng năm câu thơ của vua Quang Trung khi ra trận:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!

Và kết thúc bằng bốn câu thơ của vua Gia Long khắc trên điện Kiến Hòa:

Nước nghìn năm văn hiến,
Vạn dặm một sơn hà.
Từ Hồng Bàng mở nước,
Thịnh trị nước Nam ta.

Cám ơn các nguồn tư liệu quý giá từ lichsuvietnam, nghiencuulichsu, cũng như vozforums. :')
Chi tiết

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc