Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Diễn biến Tây Sơn tranh hùng Nguyễn Ánh

Chia sẻ
tây sơn

Tóm tắt sơ qua diễn biến Tây Sơn tranh hùng với Nguyễn Ánh:

I- Giai đoạn đầu:

-Đàng Trong cuối thế kỷ 18, gian tặc Trương Phúc Loan lấn lướt chúa Nguyễn làm nhiều điều tàn ác, gây căm hận trong dân chúng. Ba anh em Tây Sơn nổi dậy với khẩu hiệu: "Lật đổ Trương Phúc Loan, phò tá Nguyễn Phúc Dương". Họ lấy của những nhà giàu rồi phân phát cho dân nghèo, do đó được dân chúng các nơi theo về.

-Nguyễn Nhạc dùng mưu tự nhận mình là người được trời giao sứ mạng và nhờ đó ông tạo ra được một đội quân hùng mạnh, biến khởi nghĩa Tây Sơn (bên cạnh Lam Sơn) trở thành hai cuộc khởi nghĩa thành công nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhạc đi đến đâu, người dân tộc theo đến đấy. Các già làng tặng Tây Sơn voi ngựa. Trai tráng các buôn sắm lao, làm ná, mang gươm tới đầu quân, sát cánh cùng Nhạc đánh chiếm thành Quy Nhơn. 

-Nhạc ngồi vào cũi giả đò bị dân bắt đem nộp quan lấy thưởng. Quan Quy Nhơn tưởng thật cho khiêng vào thành. Nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho đồng minh xông vào giết hết quan quân một cách bất ngờ, khiến họ trở tay không kịp. Thành Quy Nhơn nhanh chóng lọt vào tay Tây Sơn. Từ đấy anh em Nhạc, Huệ có một căn cứ chắc chắn để đánh các nơi khác. Trong số người Tàu tiếp tay cho họ có cả hai thương gia kiêm cả hải tặc là Lý Tài và Tập Đình.

-Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lợi dụng tình trạng hỗn loạn ở Đàng Trong, sai lão tướng Hoàng Ngũ Phúc mang quân vào đánh, phá vỡ 100 năm hòa bình. Hoàng Ngũ Phúc vượt biên giới hai Đàng, oanh tạc thủ đô Phú Xuân dữ dội. Chúa Nguyễn chịu không nổi nhiệt, phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Nhưng quá đen cho đội Nguyễn Phúc là lúc đó anh zai áo vải Nguyễn Nhạc cũng vừa kéo quân tới Quảng Nam để chuẩn bị múc Phú Xuân. Thế là Nguyễn Phúc Dương bị tóm cổ, còn chúa Nguyễn Phúc Thuần dắt díu các cháu mình vượt biển vào Gia Định.

-Nhạc có được Nguyễn Phúc Dương trong tay. Vốn là người mưu mẹo, ông ta muốn mượn danh của vị hoàng tử sa cơ này để kêu gọi, tăng sức mạnh cho Tây Sơn hơn nữa! Nhưng có một chuyện Nhạc không ngờ là quân Trịnh đột ngột xuất hiện tại Quảng Nam. Tây Sơn không hiểu đội quân hùng mạnh này đâu ra nữa, sao lại có mặt tại Đàng Trong? Hai bên nhìn nhau và cùng bày tỏ quan ngại sâu sắc.

-Tây Sơn và Trịnh giao tranh kịch liệt, nhưng Nguyễn Nhạc tuổi gì so với lão tướng dày dạn Hoàng Ngũ Phúc với 30 năm kinh nghiệm chinh chiến? Nhạc bị đánh te tua, thua tơi bời hoa lá hẹ. Tình hình quá căng nên Nhạc đành đầu hàng quân Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc thấy bọn thổ phỉ này có vẻ hữu ích, bèn chấp nhận và thu dụng quân Tây Sơn.

-Lúc này Tây Sơn đã trở thành “nhân viên sai vặt” của nhà Trịnh. Họ được giao hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất là quản lý 3 nơi Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên. Thứ hai là làm tiên phong tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc lúc này chỉ ngồi đó và giám sát Tây Sơn làm ăn thế nào. Ngu ngu là ông hốt xác bọn mày.

-Tây Sơn nhanh chóng tỏ ra mình thiện chiến thế nào. Nguyễn Huệ lần đầu xuất trận đã cầm Ô Long Đao chém chết tướng địch, chiếm được Phú Yên, sau đó là cả Quảng Nam. Nguyễn Lữ phi thẳng xuống miền nam chiếm được Gia Định, nhưng chỉ cướp gạo và của cải rồi đem về.

-Từ năm 1776 trở đi quân Tây Sơn mạnh lên thấy rõ, không còn ngán họ Trịnh nữa. Nguyễn Nhạc cho đắp lại thành Đồ Bàn làm kinh đô, dựng cung điện, xưng Tây Sơn Vương, phong hai em mình làm tướng. Lúc này hoàng tử Nguyễn Phúc Dương đang bị Tây Sơn giam cầm nhưng may mắn được giúp đỡ, trốn thoát vào Gia Định hội ngộ cùng gia tộc. Thế nhưng sau đó Nguyễn Huệ đuổi theo, và lần này hy vọng cuối cùng của họ Nguyễn Phúc là thành Gia Định sụp đổ. Huệ bắt giết toàn bộ gia đình, dòng họ chúa Nguyễn. Cậu bé Nguyễn Ánh là người duy nhất sống sót, nước mắt đầm đìa nhìn cả họ mình bị đóng cũi giải ra pháp trường. Chẳng còn cách nào khác, cậu phải tìm nơi nương náu ở một hòn đảo.

-1778, Nguyễn Nhạc chính thức lên ngôi hoàng đế Tây Sơn! Thế nhưng con cháu họ Nguyễn Phúc trong nam còn tiếp tục chiến đấu. Nguyễn Ánh được mọi người tôn làm nguyên soái khi mới 17 tuổi. Tuy Ánh mặc áo tang trở về quyết tâm đánh nhưng còn non kinh nghiệm, binh lính chưa đông, level chưa cao, thành ra thua cuộc phải chạy ra đảo Phú Quốc. Nguyễn Huệ 4 lần mang quân vào Gia Định và thành phố đã đổi chủ tới 7 lần. Các khu đô thị sầm uất Cù Lao Phố, Mỹ Tho và Chợ Lớn bị quân Tây Sơn thảm sát.

-Phò mã Trương Văn Đa của Tây Sơn truy nã Nguyễn Ánh khi đó đang lênh đênh trên biển. Có người đã phải hy sinh mặc đồ của Ánh để chết thay cho ông. Bất ngờ một cơn bão lớn ập đến, thuyền của Tây Sơn bị đắm nhiều đành phải rút lui, còn Nguyễn Ánh hú vía trốn thoát lần nữa, như Tom và Jerry.

-Nguyễn Huệ đuổi mãi không bắt được Nguyễn Ánh thì rất tức giận. Ông phá hủy tất cả lăng tẩm của các chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Khoát Riêng về mộ phần của cha Nguyễn Ánh thì quân Tây Sơn quật hài cốt đổ xuống sông Hương.

II- Giai đoạn sau:

-Nguyễn Ánh lưu lạc rất khổ sở, nhiều lúc sống như ăn mày, nhưng nghĩ lại trách nhiệm của mình quá lớn, ông cắn răng mà bước tiếp. Đột nhiên ông nhớ tới Xiêm La. À, ta từng giúp vua Xiêm lên ngôi, thì nay hắn phải nghĩ tình đồng minh ngày trước mà trả ơn ta, giúp ta đòi lại những gì đã mất. Vua Xiêm chấp nhận cũng không thể ngờ được rằng hai đứa cháu ông ta lại lộng hành thả cho quân sĩ cướp bóc, hãm hiếp, tàn hại dân lành, tranh nhau cả tiền bạc Tây Sơn ném ra làm mồi nhử. Nguyễn Ánh cay đắng, hối hận vô cùng vì tin người, bởi vì ông không hề muốn làm hại những người dân nam bộ đã che chở cho mình. Ông biết Xiêm La khốn nạn như vậy thì đằng nào cũng bại trận nên đã bỏ đi. 

-Nguyễn Huệ nghe tin Xiêm La tràn sang nước ta, lập tức kéo quân từ Quy Nhơn xuống miền nam để phục kích bằng hỏa hổ thần công. Huệ đốc thúc ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm gương. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mạng, tiến công rất mãnh liệt. Quân Xiêm thua một trận kinh điển tại Rạch Gầm - Xoài Mút.

-Tây Sơn lúc này đã kiểm soát toàn bộ miền nam, Nguyễn Ánh mà lòi mặt ra là chết không có chỗ chôn. Thế nên ông trở lại Xiêm La, sống bên xứ ấy 3 năm. Trong 3 năm này ông giúp Xiêm La đánh Miến Điện và Mã Lai, coi như không còn mắc nợ vua Xiêm nữa. Tại đây Nguyễn Ánh nuôi dưỡng quân lính và chờ ngày phục thù.

-Ông nhận được sự che chở của Bá Đa Lộc, một giám mục công giáo.Thời gian đầu thập niên 1780, với những khó khăn gặp phải, mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh. Đội quân Tây Sơn rất đông hải tặc Trung Hoa, hành động mà bây giờ gọi là “nuôi dưỡng khủng bố”. Nếu không mượn thuyền và quân Pháp thì khó bật lại được.

-Bá Đa Lộc đem con trai Nguyễn Ánh qua Pháp để thương lượng. Thế nhưng hiệp ước này chưa thành hiện thực thì cách mạng Pháp nổ ra, vua Louis bị chém chết. Bá Đa Lộc đắng hết cả lòng mề, đành tự bỏ tiền túi ra, đồng thời kêu gọi mọi người cùng quyên góp giúp chúa Nguyễn. 

-Nguyễn Ánh đột ngột trở về Nam Bộ. Nguyễn Lữ khi ấy đang có bệnh, liệu sức không địch nổi nên trở về Quy Nhơn tạ tội với anh Nhạc rồi bỏ đi giang hồ. Nguyễn Ánh tới bây giờ mới thật sự là có mảnh đất Gia Định để nương thân, rồi từ đó phát triển lên. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Nguyễn Ánh mà Nam Kỳ xưa kia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông đảo và vui vẻ. Người ngoại quốc ra vào buôn bán tấp nập. 

-Lại nói về Hoàng Ngũ Phúc thấy quân Tây Sơn đã mạnh, bèn rút quân Trịnh về miền bắc. Ông đi được nửa đường thì ngã bệnh rồi chết. Mất đi Hoàng Ngũ Phúc thì coi như chúa Trịnh đã mất đi vị thần hộ mệnh Bắc Hà. Nguyễn Huệ nghe lời hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, công khai làm phản, chiếm thành Phú Xuân từ tay quân Trịnh, rồi tiến ra bắc tiêu diệt họ Trịnh luôn! (Sẵn đem công chúa Ngọc Hân trở về, hihi)

-Tình hình miền bắc rất căng thẳng vì liên tục có những người phản bội Tây Sơn, trong khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đang bận ác chiến tại Quy Nhơn để so tài cao thấp. Lê Chiêu Thống mất hết quyền lực, bèn qua nhà Thanh xin cấp cứu. Tôn Sĩ Nghị theo lệnh Càn Long tiến vào Việt Nam. Quang Trung lập tức lên ngôi rồi hành quân thần tốc ra Thăng Long làm gỏi bọn xâm lược.

-Lê Chiêu Thống phẫn uất khi Càn Long công nhận Quang Trung là chủ nước Việt, ông tính bỏ vào nam theo Nguyễn Ánh nhưng không được. Nguyễn Ánh biết Quang Trung trước sau cũng đánh mình nên ông lén chạy ù ra Thị Nại đốt thuyền của Tây Sơn rồi chạy ù về lại Gia Định.

-Quang Trung cay lắm, bèn vỗ vai Nguyễn Nhạc, hai anh em chuẩn bị phối hợp 3 đường thủy bộ cùng nam tiến để cày cho bằng được Nguyễn Ánh. Lúc đó thì gió bị ngược nên phải đợi, tới lúc sắp có gió để giong thuyền thì Quang Trung đột tử. Chiến dịch bị hoãn vô thời hạn. Mọi kế hoạch Quang Trung ấp ủ cho một nước Việt hùng cường chấm dứt từ đây.

III- Giai đoạn cuối:

-Nguyễn Quang Toản lên thay cha làm hoàng đế Tây Sơn nhưng còn nhỏ quá nên bị gian thần lợi dụng. Các tướng nhà Tây Sơn cũng tìm cách hãm hại lẫn nhau. Vương triều này đã chẳng còn gì để dân lưu luyến nữa.

-Nguyễn Ánh nhiều lần thân chinh xuất trận. Cuối cùng ông cũng hạ được thành Quy Nhơn rồi trở về miền nam. Quy Nhơn ở vị trí lẻ loi, nói chung forever alone nên rất khó tiếp viện nếu bị đánh. Quả thật mùa thu năm đó quân Tây Sơn vây thành và chặn đường tiếp viện phía nam. Nhờ Võ Tánh giỏi cố thủ nên thành không bị mất. Nguyễn Ánh không thể để tướng của mình chết được nên ông tự đi cứu viện.

-Từ năm 1800, chiều sóng chiến trận đã từ từ trở nên bất lợi cho phía Tây Sơn. Lần đầu tiên Nguyễn Ánh thay vì trở về miền nam, đã ở lì lại Quy Nhơn khi đó đang bị Tây Sơn vây hãm dữ dội. Sau gần một năm giằng co mãi không cứu được Võ Tánh, ông quyết định tìm cách khác. Nguyễn Ánh chuyển hướng tấn công vào Phú Xuân sau khi đã hỏa thiêu toàn bộ chiến thuyền Tây Sơn ở Thị Nại trong một trận thủy chiến dữ dội chưa từng có của lịch sử Việt Nam.

-1802, từ ngày giữ chức đại nguyên soái đến lúc này trải qua 25 năm, Nguyễn Ánh được 40 tuổi, nhiều phen ông phải vào sinh ra tử cận kề cái chết, thì tới giờ mới chính thức đòi lại được kinh đô cũ của họ Nguyễn Phúc. Ông chính thức lên ngôi hoàng đế với hiệu là Gia Long. Cho sửa sang lại thành quách và khôi phục lại lăng tẩm tổ tiên (Sẵn cưa nàng Ngọc Bình luôn, hihi)

-Ngồi ngai vàng chưa nóng mông thì Gia Long tiếp tục xắn tay áo để truy đuổi tàn quân Tây Sơn. Vua Quang Toản bỏ Phú Xuân chạy tuốt ra bắc, Gia Long đuổi theo tới cùng. Trong đại chiến ác liệt tại Trấn Ninh, suýt nữa ông thua nhưng do Toản hèn nhát bảo Bùi Thị Xuân rút lui nên thành ra trận này Gia Long đại thắng.

-Đất Tây Sơn mất dần dần khi quân Nguyễn hừng hực khí thế thống nhất. Nguyễn Ánh tiếp tục chiến thắng tại Kỳ Sơn và tiến thẳng ra Thăng Long. Đây cũng là lần đầu ông đặt chân tới thủ đô Đại Việt, chứ trước đó Gia Long chẳng biết Hà Nội tròn méo thế nào cả. Quang Toản bị dân bắt nộp, ông cho giải về Phú Xuân. Trận chiến cuối cùng là tại Quảng Tây - Trung Quốc, Gia Long đã chém đầu Đại tư mã Trịnh Thất -1 hải tặc Trung Hoa trong hàng ngũ Tây Sơn- và kết thúc hoàn toàn cuộc nội chiến kéo dài suốt gần 30 năm, đưa Việt Nam về một mối.

Về tác giả

Các bài viết trong blog của tác giả Phạm Vĩnh Lộc, một người yêu thích lịch sử Việt Nam.

Follow The Author

© Copyright 2016 by Phạm Vĩnh Lộc