Hai kẻ thù, hai chiến tuyến, người này không thể sống khi kẻ kia còn tồn tại. Tôi đang nói đến kèo đấu siêu kinh điển của lịch sử Việt Nam là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Cuộc đời mỗi người đủ li kỳ và gay cấn để viết thành hai bộ tiểu thuyết, hoặc làm tư liệu dựng phim Hollywood.
Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, là con trai của một người buôn trầu. Ông cực kỳ giỏi võ, là người sáng tác ra Yến Phi Quyền. Nguyễn Huệ tóc quăn, da mặt sần sùi, tiếng rền như chuông đồng, đôi mắt nhỏ nhưng rất kỳ lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng rực. Không ai dám nhìn thẳng vào mắt Nguyễn Huệ. Ánh mắt đó xuyên thấu mọi tâm can sâu thẳm của mỗi con người, của đối phương, làm tất thảy đều kinh sợ. Đặc biệt trong suốt cuộc đời mình ông chưa từng đánh thua một trận nào. Thành tích này có thể so sánh với Alexander Đại đế hay Attila. Quân Tây Sơn ra trận thần tốc, trống đánh thùng thùng như sấm sét, đủ sức làm chùn bước bất kỳ cường địch nào.
Nguyễn Ánh tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, dòng dõi trâm anh. Mới mười mấy tuổi thì quân Tây Sơn vào giết cả nhà, rồi sau quật lăng mộ tổ tiên lên. Cậu bé Ánh may mắn chạy thoát. Tổn thương và căm hận, cậu lang thang khắp mọi vùng đất, nung nấu ước mơ phục hưng gia tộc đã diệt vong. Chính thảm kịch này đã định hình nên nhân cách của Nguyễn Ánh là cực kỳ kiên trì, kiên trì đến mức lì lợm và cực đoan (Thanh niên cứng này đã từng một mình ngồi trên thuyền lênh đênh ra đảo Phú Quốc rồi). Trên thế giới cũng khó có một ông vua nào mà đường lên ngôi gian nan như Nguyễn Ánh: tay trắng, chiến đấu với một đội quân được đánh giá là bách chiến bách thắng, có cả pháo thuyền, pháo hạm, voi chiến, lãnh đạo bởi Tây Sơn tam kiệt. Mình nghĩ tới là thấy nản mẹ rồi, là mình thì đi tu cho nhanh, Nguyễn Ánh công nhận quá cứng.
Nguyễn Huệ thời hoàng kim trong vòng sáu ngày đánh thắng được quân đội của Càn Long (thời thịnh trị của nhà Thanh), đè bẹp Thái Lan chỉ trong một buổi, nhưng vẫn dành cho Nguyễn Ánh một sự kiêng dè, ông từng nói với các tướng: "Binh Gia Định của Nguyễn Ánh mà kéo đến, bọn ngươi không có chỗ chôn thân!". Còn Nguyễn Ánh thì hơn hai mươi năm ròng rã lăn lộn giang hồ ông vẫn kiên định với mục tiêu: "Trẫm vì chín đời mà trả thù!". Quyết không từ bỏ.
Một hôm, Nguyễn Ánh thừa dịp nổi lửa đốt rất nhiều chiến thuyền của Tây Sơn ở Thị Nại. Đây là thất bại to lớn nhất mà Nguyễn Huệ từng gặp phải trong đời, đáng tiếc trận này ông ở quá xa. Để trả thù Nguyễn Huệ mở chiến dịch quy mô lớn chưa từng có để bắt bằng được Nguyễn Ánh. Ba mũi quân như ba gọng kiềm chặn mọi ngả. Khi Nguyễn Ánh sắp bị dồn vào cửa tử thì Nguyễn Huệ đột ngột bị váng đầu, rồi đổ gục xuống, đêm ấy thì ông mất (người ta đồn là tai biến mạch máu não). Với cái chết của Nguyễn Huệ thì Nguyễn Ánh đã loại bỏ được địch thủ đáng gờm nhất và tiến hành thống nhất đất nước sau mấy trăm năm chia cắt.
Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm rùng rợn, nhiều lần cái chết cận kề, thế rồi ông lại thoát (chả biết có dùng tool hack không). Cái phúc ấy là điều rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp, giống như tên thật của ông là Phúc Ánh.Trong suốt mấy mươi năm phiêu bạt giang hồ, cung tên đạn lạc không bắt kịp ông, bệnh tật hiểm nghèo không gõ cửa buồng ông. Ông vẫn được trời cho sống, và sống rất thọ. Trong cái thời loạn lạc đó thì chỉ cần một sự bất cẩn cũng để lại hậu quả to lớn. Nhưng ông vẫn bình an một cách kỳ diệu. Còn Nguyễn Huệ không được cái may mắn này khi tử thần đem ông đi ở tuổi ngoài bốn mươi đầy sung mãn với tương lai vinh quang đang chờ phía trước.
Vua Quang Trung và vua Gia Long giống nhau ở chỗ hai người đều có ý chí sắt thép, bằng mọi giá theo đuổi sự nghiệp đến cùng, không một ai ngăn cản được họ. Hai nhân vật tài hoa này dũng cảm và cơ mưu hơn người, trong bụng đầy thao lược, luôn có những kế hoạch táo bạo mà ít người dám thực hiện. Chỉ tiếc là định mệnh buộc họ phải tiêu diệt lẫn nhau.
"Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử. Quang Trung trồng cây. Gia Long hái quả. Âu cũng là mệnh trời."
"Quân Xiêm tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp". Vậy có thể xem Nguyễn Huệ là cọp.
"Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Gia là Gia Định, Long là Thăng Long. Tỏ ý đất nước từ nay thống nhất, bắc nam lại về chung một nhà". Vậy có thể xem Nguyễn Ánh là rồng.
---
Một hổ với một long
Vào Đại Việt lập công
Hổ nửa đường kiệt sức
Nằm xuống giữa hừng đông
Cơn mưa quét, trận gió lồng
Nhà Nguyễn trùng hưng, ngõ Việt thông
Ngõ Việt thông rồi chỉ thấy Long...
P/s: Tui muốn có phim về hai ông này